Hãy đăng ký thành viên VIP của 63Stravel để được hưởng ưu đãi.
Bãi Khem, An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Kiên Giang Đã xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Chỉ từ : Liên hệ
Giảm giá % thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
5.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Resort
Hiệp hội du lịch Kiên Giang Đã xác nhận
Bãi Khem, An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam
Chỉ từ : Liên hệ
Giảm giá % thành viên : 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
Loại phòng : Phòng hai giường đơn và ba giường King
- Sức chứa tối đa của phòng 12 - Số khách tiêu chuẩn 8 - Cho phép ở thêm 4 trẻ em thỏa mãn 12 khách tối đa có thể mất thêm phí
Giá phòng : Liên hệ
Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
Loại phòng : Phòng một giường King hoặc hai giường đơn
- Sức chứa tối đa của phòng 4 - Số khách tiêu chuẩn 2 - Cho phép ở thêm 1 người lớn 2 trẻ em thỏa mãn 4 khách tối đa có thể mất thêm phí
Giá phòng : Liên hệ
Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
5.0 (1 Đánh giá)
Xem tất cả
Quần đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, cách TP HCM khoảng 400 km về hướng tây. Nơi đây thu hút du khách trong và ngoài nước bởi các loại hình du lịch đa dạng, với tài nguyên biển, đảo phong phú; hệ sinh thái rừng, biển đa dạng. Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Đảo Ngọc là từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là mùa khô ở phương Nam, trời ít mưa, biển lặng, sóng êm và nắng ấm thích hợp cho các hoạt động du lịch ngoài trời. Mùa này thích hợp cho những tour du lịch nghỉ dưỡng, không thích hợp cho khách đi bụi hoặc đi phượt. Từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, đôi khi có bão nhưng Phú Quốc vẫn đông khách do rơi vào khoảng thời gian nghỉ hè. Nếu đi Phú Quốc mùa này, bạn nên đến vào khoảng cuối tháng 4, lúc này khách vẫn chưa đông và thời tiết còn đẹp, giá cả cũng không tăng quá cao như mùa cao điểm. Tháng 10 cũng là thời điểm giao mùa nên ít mưa. Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet Air cung cấp các chuyến bay thẳng đến Phú Quốc từ Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... Giá vé máy bay nếu may mắn bạn có thể săn được vé rẻ trên dưới một triệu đồng cho cả chiều đi lẫn về. Sân bay của Phú Quốc cách trung tâm đảo khoảng 15 phút di chuyển. Một số khách sạn, resort cao cấp thường có dịch vụ đưa đón miễn phí từ sân bay. Bạn nên hỏi thêm về dịch vụ này khi đặt phòng ở Phú Quốc. Ngoài các chuyến bay thẳng, du khách có nhiều lựa chọn thú vị hơn khi đi từ TP HCM đến Phú Quốc như xe máy, ôtô, xe khách, tàu cao tốc hoặc phà. Những khách lần đầu đi Phú Quốc thì nên đi tàu cao tốc để tránh bị say sóng. Có hai tuyến đi Phú Quốc, hành trình từ Rạch Giá là khoảng 120 km mất 2 tiếng 30 phút, còn hành trình từ Hà Tiên là khoảng 50 km mất 1 tiếng 30 phút. Bạn nên xuất phát từ Hà Tiên để rút ngắn thời gian di chuyển trên biển, và giá vé cũng rẻ hơn. Hãy gọi trước cho bến để mua vé, đảm bảo lịch trình theo đúng kế hoạch. Nếu tự lái ôtô, bạn nên đi vào ban đêm để kịp lên phà vào khoảng 4h sáng, trải nghiệm đón bình minh trên biển. Lộ trình kéo dài khoảng hơn 6 tiếng từ TP HCM đến bến phà tại Hà Tiên. Bạn cần chuẩn bị đồ ăn, thức uống, mền, gối... và tốt nhất nên có hai người thay nhau cầm lái để chuyến xe đêm được xuyên suốt, an toàn. Nếu đi xe khách, bạn có thể xuất phát từ trung tâm TP HCM. Có nhiều chuyến chất lượng cao đi Hà Tiên, giá vé khoảng 150.000 đồng đến 230.000 đồng một người, tuỳ nhà xe. Một số nhà xe chất lượng cao bạn có thể tham khảo là: Phương Trang, Mai Linh, Kumho. Du khách có thể tìm thấy trên Phú Quốc những nhà nghỉ bình dân cho đến khu nghỉ dưỡng cao cấp mang đẳng cấp quốc tế. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể ở homestay. Nếu đi cùng công ty, gia đình có trẻ nhỏ thì lựa chọn tốt nhất cho bạn là khách sạn ở thị trấn Dương Đông, tiện tới các điểm tham quan và mua sắm. Một số khách sạn 5 sao như Saigon Phu Quoc Resort, Eden Resort thường có giá trên 1.500.000 đồng một phòng mỗi ngày. Các khách sạn 3-4 sao giá từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng. Khách sạn 2 sao như Gold Hotel, Lavita Hotel, Sea Star resort, Kim Hoa thường có giá 600.000 - 800.000 đồng. Không giống như Nha Trang với các bãi biển dễ ghé thăm từ đường lớn, đến Phú Quốc du khách thường phải đi xa để đến bãi biển. Vì vậy nếu muốn yên tĩnh, nghỉ dưỡng thì bạn nên ở resort, villa hoặc các bungalow gần bãi biển. Các điểm du lịch trên Phú Quốc được chia làm 4 khu chính là: Khu trung tâm ở thị trấn Dương Đông, Nam đảo, Bắc đảo và Đông đảo. Tuỳ lịch trình, bạn nên dành ít nhất hai ngày nếu muốn khám phá hết các điểm vui chơi trên đảo. Ở phía bắc đảo bạn có thể đến thăm quan các địa điểm bao gồm: Vườn quốc gia Phú Quốc, làng chài Rạch Vẹm, Vinpearl Safari, Mũi Gành Dầu,... Còn ở phía nam đảo, bạn có thể đến thăm các địa điểm như: Bãi Sao, Bãi Trường, Dinh Bà và Dinh Cậu, Mũi Dinh Cậu, Nhà tù Phú Quốc, Chợ đêm Phú Quốc,... Bên cạnh đó, bạn có thể đến thăm các đảo nhỏ như: Hòn Thơm, Móng Tay, Gầm Ghì, Mây Rút. Nếu là tín đồ của ấm thực, bạn nên đi Phú Quốc vào khoảng tháng 5 đến tháng 11. Đây là mùa đi biển của dân địa phương nên sẽ có nhiều hải sản tươi sống, giá thành cũng sẽ rẻ hơn. Các món ăn mà bạn có thể thưởng thức bao gồm: Gỏi cá trích, Ghẹ Hàm Ninh, Còi biên mai nướng, Hải sâm, Bún Kèn, Nấm tràm, Nhum biển, Bào ngư,... Một số đặc sản nổi tiếng Phú Quốc bạn có thể mua về làm quà là ngọc trai, nước mắm, hồ tiêu, rượu sim... Ngọc trai Phú Quốc có giá khá cao, tuỳ theo chất lượng, màu sắc và kích cỡ. Địa chỉ mua sắm ngọc trai uy tín là cơ sở nuôi cấy ngọc trai Ngọc Hiền và Quốc An. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng với hương vị thơm ngon, nguyên chất. Một số cơ sở sản xuất uy tín bạn có thể tham khảo là: nhà thùng nước mắm Phụng Hưng, cơ sở sản xuất Khải Hoàn, Thịnh Phát, Hưng Thịnh. Hồ tiêu Phú Quốc có vị cay và thơm nồng, hạt chắc. Bạn có thể mua hạt tiêu ngay tại vườn tiêu Khu Tượng hoặc vườn tiêu Suối Đá là những địa chỉ nổi tiếng. Rượu Sim Phú Quốc được sản xuất theo cách truyền thống lên men từ hồng sim và đường cát trắng. Loại rượu này có tác dụng tốt về tiêu hoá và chữa nhức mỏi. Những địa chỉ mua rượu sim quen thuộc là Sim Sơn và rượu sim Bảy Giáo. Hải sản du khách thường mua về làm quà là hải sâm, mực và các loại cá khô. Chợ đêm Dương Đông có nhiều cửa hàng bán các sản vật này, giá cả tuỳ thuộc vào từng mùa và kích cỡ. Cần lưu ý Không nên đi Phú Quốc vào mùa mưa bão. Khách sạn, nhà nghỉ mùa cao điểm thường cháy phòng, bạn nên đặt trước khoảng một tháng. Một số địa điểm trên Phú Quốc không cho du khách vào tham quan, bạn cần tuyệt đối tuân thủ, không đi vào khu vực cấm. Phà và tàu cao tốc ra vào đảo thường chạy theo giờ cố định. Bạn nên hỏi kỹ thời gian hoạt động để không bị lỡ tàu, xe. Nếu say sóng, bạn nên chuẩn bị một ít thuốc chống say vì phải di chuyển nhiều trên biển. Nếu đi xe máy xuyên rừng, bạn nên tìm một chiếc bản đồ Phú Quốc phòng trường hợp lạc đường.
Kiên Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1855 lượt xem
Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc, quần đảo Nam Du thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách đất liền khoảng 60km. Nam Du có diện tích khoảng 1.054ha, bao gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 11 đảo có cư dân sinh sống. Sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, hữu tình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, những rạn san hô, đàn cá đủ sắc màu cùng nhiều loại hải sản tươi ngon, Nam Du được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa lòng biển khơi phương Nam, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Hòn Lớn là đảo lớn nhất trong quần đảo Nam Du, có diện tích 771ha với nhiều bãi biển đẹp như: bãi Đất Đỏ, bãi Cây Mến, bãi Ngự, bãi Giếng… cùng những hàng dừa xanh, có cây lên tới 70 - 80 năm tuổi. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách tắm biển, lặn biển ngắm san hô hay bắt cá, bắt ốc ở các bãi đá ven biển. Đến hòn Lớn, các phượt thủ có thể thuê xe máy chạy quanh con đường độc đạo ven đảo. Một bên đường là vách đá dựng đứng, một bên là biển xanh màu ngọc bích, xa xa thấp thoáng những hòn đảo nhỏ cùng những chiếc thuyền ngoài khơi, tạo nên bức tranh non nước thơ mộng, hữu tình. Du khách còn có thể lên ngọn hải đăng nằm ở độ cao 296m so với mực nước biển để tham quan đài radar và ngắm toàn cảnh quần đảo Nam Du. Từ TP. Rạch Giá, mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc đưa du khách ra hòn Lớn vào lúc 8h15 và quay lại Rạch Giá lúc 12h15. Từ hòn Lớn, du khách mất khoảng 30 phút đi thuyền để qua hòn Ngang - đảo trù phú và đông dân cư nhất quần đảo Nam Du với 900 hộ, đa số sinh sống bằng nghề khai thác hải sản và nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè. Hòn Ngang có cảng biển lớn nhất Nam Du, quy tụ nhiều tàu thuyền đánh cá neo đậu. Đến đây, ngoài dịp tắm mình trong làn nước biển xanh mát, du khách còn có thể ngắm nhìn những hàng dừa cao chót vót cùng những ghềnh đá cheo leo với nhiều tảng đá hình thù kỳ lạ, độc đáo, đủ sắc màu, muôn hình vạn trạng nằm chồng lên nhau. Du khách cũng đừng bỏ lỡ cơ hội thuê ghe xuồng ra biển tham quan các lồng bè nuôi cá, bách bộ quanh làng chài ven biển để tìm hiểu đời sống của ngư dân, thưởng thức các loại hải sản như: mực nấu cháo, vọp nướng mỡ hành, cà xeo xào củ hành, cá nhái nướng bẹ chuối cùng rất nhiều loài ốc đảo thơm ngon. Đặc biệt, về đêm, từ hòn Ngang nhìn sang hòn Lớn, du khách sẽ thấy những cụm ánh sáng lấp lánh, làm tăng thêm sự huyền ảo của vùng biển đảo xa bờ. Trên hòn Ngang còn có miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng khá kiên cố. Cách hòn Ngang hơn 2km về phía đông nam là hòn Mấu có diện tích 200ha với hơn 120 hộ dân sinh sống. Đây là hòn đảo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng với những bãi biển tuyệt đẹp được đặt tên theo mùa gió thổi như bãi Chướng với cát trắng trải dài, nước biển xanh biếc; bãi Bấc (còn gọi là bãi Đá Đen) hấp dẫn với nhiều loại đá đẹp, nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng; bãi Nam sóng yên, gió lặng quanh năm, nơi giao lưu thương mại, neo đậu tàu thuyền; bãi Nồm quyến rũ với những hàng dừa xanh rợp bóng… Tuy nhiên, điều tạo ấn tượng mạnh đối với du khách là sự hiền hòa, thân thiện của người dân trên đảo. Đến hòn Mấu, du khách có thể tự hái dừa để thưởng thức những ngụm nước thanh mát; tự tay gỡ những con cá mắc lưới sau chuyến đi biển; cùng nấu bữa cơm trưa hay rong ruổi khắp xóm chài tìm hiểu về cuộc sống, nét văn hóa của người dân nơi đây. Du khách cũng sẽ được người dân làng chài dẫn đi thăm nơi thờ cá ông nặng hàng trăm tấn với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí. Tối đến, du khách có thể cùng người dân nhóm lửa nướng hải sản trên những mỏm đá dọc bãi biển. Hành trình khám phá quần đảo Nam Du sẽ chưa trọn vẹn nếu du khách bỏ qua dịp tham quan hòn Dầu - một đảo nhỏ chỉ có vài ba hộ dân sinh sống nhưng lại có cảnh đẹp hoang sơ, bãi biển với dải cát vàng cùng hàng dừa xanh cao vút và không khí trong lành. Không chỉ có dịp tắm biển, đến hòn Dầu, du khách còn có cơ hội khám phá thế giới san hô đủ sắc màu huyền ảo cùng vô số loài cá ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh. Nơi đây còn có rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích đảo. Hòn Dầu là điểm lý tưởng để tổ chức cắm trại qua đêm và thưởng thức hải sản nướng.
Kiên Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1523 lượt xem
Nằm trong vùng biển của huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), quần đảo Bà Lụa là danh thắng còn in đậm nét đẹp hoang sơ và được ví như “Hạ Long phương Nam”. Theo những dấu tích còn sót lại, quần đảo Bà Lụa là đoạn cuối của dãy núi Tà Lơn bị sụt lún theo sự vận động của vỏ trái đất thời kỳ tạo sơn cách đây hàng trăm triệu năm. Nằm trải rộng trên diện tích khoảng 70km², quần đảo Bà Lụa bao gồm hơn 40 hòn đảo lớn, nhỏ như: hòn Một, hòn Lô Cốc, hòn Đá Lửa, hòn Heo, hòn Đá Bạc, hòn Đầm Dương, hòn Đầm Đước, hòn Đầm Giếng, hòn Rễ Lớn, hòn Rễ Nhỏ, hòn Nhum Bà, hòn Ngang..., trong đó, 3 Hòn Đầm là Đầm Dương, Đầm Đước và Đầm Giếng nằm khá gần nhau, tạo thành hình tam giác. Với diện tích khoảng 6ha, hòn Đầm Dương được bao quanh bởi những dải cát trắng mịn. Từ năm 2006, một phần đảo đã được đầu tư trồng nhiều loại cây ăn trái như: hồng xiêm, nhãn, xoài, mít, dừa... nhằm hình thành một “đảo vườn”. Đến với Đầm Dương, du khách sẽ có dịp thư giãn ngắm cảnh biển, thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon. Nằm cách hòn Đầm Dương về phía tây nam khoảng 300m, hòn Đầm Đước có diện tích 12ha, là nơi sinh trưởng và phát triển của bạt ngàn cây đước. Vì vậy mà đảo có tên là Đầm Đước. Khác với hòn Đầm Dương nhiều cát trắng, hòn Đầm Đước có nhiều sỏi sạn màu đỏ nằm la liệt trên đảo. Men theo bờ đảo có những chòi tre mắc võng để du khách nằm nghỉ ngơi, hóng mát. Tại đây, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực hấp dẫn như cá bớp nấu chua, cá bớp kho cùng thịt ba rọi, cá mú nấu cháo, cua đá luộc, ghẹ nướng... Dù chưa được đầu tư dịch vụ du lịch như 2 hòn Đầm Dương và Đầm Đước nhưng hòn Đầm Giếng (cách Đầm Dương khoảng 100m về phía tây bắc) vẫn hấp dẫn du khách bởi chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những bãi cát, bãi đá sỏi trải dài. Sở dĩ đảo có tên là Đầm Giếng vì trên đảo có một cái giếng nước ngọt quanh năm đầy nước. Đến Đầm Giếng, du khách có thể tự căng lều để nghỉ ngơi, ngắm cảnh đảo, đốt lửa trại giao lưu vào buổi tối... Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, 3 Hòn Đầm còn mang nét đặc thù là đều nằm trong vùng biển nông (nước chỉ ngập đến thắt lưng người lớn). Vì vậy, du khách không cần dùng thuyền mà chỉ lội nước là có thể đi từ hòn này sang hòn kia. Việc lội nước khoảng vài trăm mét trên mặt biển xanh ngắt rì rào sóng vỗ sẽ là trải nghiệm mạo hiểm khó quên đối với du khách. Những lúc thủy triều xuống là thời điểm lý tưởng để du khách lội nước ngắm cảnh biển và tự tay bắt những loại hải sản như: cua, cá, sò, ốc... Từ bến tàu du lịch Kiên Lương (xã Bình An, huyện Kiên Lương) hoặc bến tàu Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương), du khách đi tàu khoảng 45 phút sẽ đến 3 Hòn Đầm.
Kiên Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1539 lượt xem
Quần đảo Hải Tặc có 18 hòn đảo, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 đảo chìm. Với tên gọi “Hải Tặc” đã gây được sự tò mò, vô tình tạo nét riêng, thu hút du khách đến tham quan, du lịch và tìm hiểu về quần đảo này. Từ xa, quần đảo Hải Tặc hiện lên như một bức tranh thơ mộng, trù phú. Khi tàu cập cảng đảo Hòn Đốc, trung tâm của xã đảo Tiên Hải, khung cảnh yên bình càng rõ nét hơn. Dưới cảng, có nhiều tàu cá neo đậu. Ngay cầu cảng là trụ sở UBND xã, trạm y tế, đồn biên phòng, trường học, nhà máy cấp nước sạch, chợ được xây dựng khang trang. Theo như lời giới thiệu, điều khác biệt trên quần đảo này so với các đảo, điểm đảo khác ở vùng biển Tây Nam là đã được hòa điện lưới quốc gia từ năm 2019 để phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế. Đến đảo Hòn Đốc, điểm đầu tiên mà du khách thường tìm đến là cột mốc chủ quyền trên đảo, nằm bên bờ biển, ven con đường từ cảng rẽ phải lên Trạm Rada 625. Quần đảo Hải Tặc gồm có các đảo: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giong, hòn Chơ Rơ, hòn Đước, hòn Bờ Đập, hòn Đồi Mồi. Từ lâu, bia chủ quyền đã trở thành niềm tự hào của người dân đảo và là điểm đến cho du khách khi đến Hòn Đốc. Đi một vòng quanh đảo, những điều mà chúng tôi thấy hoàn toàn khác xa so với sự tưởng tượng về quần đảo Hải Tặc - nơi mà theo lời kể, đây chính là nơi mà bọn cướp biển từng ẩn náu. Cuộc sống người dân trên đảo bình lặng, yên ả... Theo lịch sử Hà Tiên ghi lại, vào thế kỷ XVII, Tổng trấn Mạc Thiên Tích nhiều lần lệnh cho các tướng lĩnh ra dẹp loạn cướp biển ở đây và tên gọi quần đảo Hải Tặc xuất hiện từ đó. Một vài thành viên của bọn cướp biển người bản địa vẫn còn để lại dấu tích ở đất đảo Tiên Hải. Lý giải cho cái tên “Hải Tặc”, ông Nguyễn Thanh Ngọc, khoảng 70 tuổi, nhà ở khu vực Bãi Nồm, kể: “Tôi đã sống ở đảo được 40 năm. Ngày trước được nghe các cụ truyền miệng rằng: Tên gọi đảo Hải Tặc ra đời gắn liền với sự xuất hiện của một băng cướp biển có tên “Cánh buồm đen” hoạt động trên vùng biển này. Chúng lấy những hòn đảo hoang trong vịnh Xiêm La làm hang ổ ẩn mình. Từ đây, bọn cướp biển bất ngờ xuất hiện, tấn công chớp nhoáng khiến các tàu buôn đi lại trong vùng không kịp trở tay. Tiền, vàng cướp được chúng mang lên đảo cất giữ. Cái tên “Hải Tặc” được quen gọi từ đó. Sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản, an ninh, quốc phòng cả vùng biển đảo rộng lớn được giữ vững, dân cư trên đảo và tàu thuyền hoạt động qua lại trên vùng biển này được bình yên”. Hiện nay, xã đảo Tiên Hải có khoảng 480 hộ sinh sống với trên 1.900 nhân khẩu nằm rải rác ở các đảo: Hòn Tre, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đồi Mồi nhưng tập trung đông ở hòn Đốc, hòn Tre Lớn. Cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền, trên đảo còn có các lực lượng vũ trang đứng chân, như: Trạm Rada 625 thuộc Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân; Đồn biên phòng 738 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Người dân trên đảo sinh sống nhờ biển vàng ban tặng nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, như cá, tôm, ghẹ, mực ống… Đặc biệt, tháng 1-2018, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công nhận quần đảo này là khu du lịch địa phương càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho xã Tiên Hải khơi dậy tiềm năng, phát triển du lịch, mời gọi thu hút đầu tư và giao lưu văn hóa, tăng thu nhập, nâng lên trình độ dân trí của người dân trên đảo. Ông Nguyễn Hồng Phúc, Chủ tịch UBND xã đảo Tiên Hải (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cho biết: “Năm 2019, giá trị kinh tế từ nguồn lợi nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của xã đạt 67 tỷ đồng. Tổng lượng khách du lịch trong năm đạt hơn 71.000 lượt, qua đó mang lại nguồn thu hơn 31,5 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2018. Đây là một trong những lĩnh vực đóng góp quan trọng cho doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ và du lịch năm 2019, đạt hơn 116 tỷ đồng. Người dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn còn nhiều khó khăn, đời sống tinh thần còn thiếu thốn. Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, bà con nhân dân là anh em ruột thịt”, ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển đảo, Đồn biên phòng Tiên Hải, Trạm Rada 625 đã làm rất tốt công tác dân vận. Những những người lính đảo đã cùng với chính quyền cơ sở chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân với nhiều hoạt động như vận động cất nhà đại đoàn kết, giúp đỡ tiền cho học sinh nghèo trong chương trình “Nâng bước em đến trường”, khám chữa bệnh miễn phí cho dân, hỗ trợ gạo khi những hộ dân gặp thiên tai, thiếu đói…
Kiên Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1704 lượt xem
Nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du là đảo Hòn Sơn với diện tích 11,5 km2. Đến nay, Hòn Sơn có hơn 2.012 hộ gia đình với 8.120 khẩu đến lập nghiệp. Thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang; cách thành phố Rạch Giá khoảng 65 km về phía Tây. Ở đây, ngoài các xóm chài và những vườn cây ăn trái chiếm khoảng 20% diện tích, còn lại là rừng nguyên sinh với ít cây cổ thụ, nhiều cây nhỏ và dây leo. Động vật chủ yếu có khỉ, sóc, chim, một ít kỳ đà và trăn… Theo lời các cụ già trên đảo, Hòn Sơn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái, do hòn đảo này trước kia có nhiều rái cá sinh sống. Người dân trên đảo từ trước đến nay sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, ngoài ra còn có những nghề thủ công như đóng tàu, chế biến tôm, cá, mực khô… Nhưng nghề từng làm cho hòn đảo này vang danh khắp nơi là chế biến nước mắm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nguồn cá cơm quanh đảo trước kia rất dồi dào nay đã cạn kiệt, một số cơ sở sản xuất nước mắm đã ngưng hoạt động. Với những bãi biển tự nhiên, duyên dáng và xinh đẹp phản chiếu giữa đại dương bao la, Hòn Sơn hiện lên như một hòn ngọc lấp lánh sắc màu; được bao phủ bởi những rặng dừa ngút ngàn chạy dọc theo bờ biển mang một dáng vẻ hoang sơ, chưa có dấu vết của sự khai phá; được lát bởi những tảng đá to, phẳng, hiên ngang giữa thiên nhiên trông thật hùng vĩ và thơ mộng. Bãi biển đẹp nhất là Bãi Bàng, nằm uốn mình như hình cánh cung với làn nước trong xanh, cùng với những hàng dừa buông mình trong gió biển. Đến với Hòn Sơn, du khách được tắm biển, thưởng thức những sản vật tươi ngon từ biển, thả mình trong cái mát dịu của gió biển. Trên đảo cũng có những nơi thờ tự như Đình Thần Lại Sơn, Miếu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, chùa Hải Sơn… đều nằm tại ấp Bãi Nhà. Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, các đỉnh núi đều có truyền thuyết gắn liền với tên gọi của riêng mình, nhưng Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi nổi tiếng hơn cả. Không chỉ cao nhất với độ cao khoảng 450 m so với mặt nước biển, đỉnh núi này còn gắn liền với những câu chuyện thần tiên mang đậm chất thơ và cả những câu chuyện “ngày nay” đầy màu sắc “kiếm hiệp” được người dân đảo truyền miệng nhau. Theo truyền thuyết ngày xưa, trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có một tảng đá bằng phẳng, với phong cảnh xung quanh rất đẹp nên nhiều tiên nữ thường xuống vui chơi tên gọi là Sân Tiên, là một bảo chứng cho câu chuyện đó. Ngày nay, khi con người đến đây khai phá, trải qua hàng trăm năm, thỉnh thoảng có những tu sĩ và những kẻ buồn tình, sầu đời lên Sân Tiên tu thiền. Họ ẩn cư trong một hang đá có khắc dòng chữ “Mai Dương Kiếm Pháp”. Cuộc đời, tính tình và cách hành xử của những người này được người dân truyền miệng với những câu chuyện nửa hư nửa thực. Để chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, phải bắt đầu từ trung tâm Bãi Nhà theo hàng ngàn bậc cấp nằm giữa những rẫy chuối, vườn mãng cầu, xoài và những vạt rừng nguyên sinh. Cách Bãi Nhà khoảng 2 km có một tượng Phật được người dân nơi đây gọi là Phật Lộ Thiên, đi thêm khoảng 400 m nữa bạn sẽ gặp chùa Phổ Tịnh nằm giữa núi rừng. Sân Tiên cách đó khoảng 2 km. Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của các “dị nhân” trên đá như tên, tuổi, ngày đến, ngày đi, số năm tu… Sau khi chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, Hòn Sơn còn có 5 bãi biển và 1 ghềnh đá hoang sơ, trong đó Bãi Bàng có phong cảnh đẹp nhất, nhiều cây dừa nghiêng nghiêng phủ bóng mát xuống một phần bãi cát trắng dài khoảng 1 km, bãi biển hoang vắng và êm đềm. Đây là nơi thích hợp nhất để bạn tắm biển. Không chỉ có phong cảnh trữ tình, đây còn là bãi biển rất sạch sẽ. Đặc biệt, ở đây còn có dòng suối Tiên nước trong vắt chảy từ đỉnh Ma Thiên Lãnh xuống ngay Bãi Bàng làm nước ngọt cho bạn tắm sau khi vùng vẫy cùng sóng biển. Để đến với Hòn Sơn du khách có thể theo tàu cao tốc với hành trình 1 giờ 45 phút, nếu đi tàu khách thông thường thì mất 4 giờ.
Kiên Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1864 lượt xem
Đình thần Nguyễn Trung Trực hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở phía Tây trung tâm thành phố Rạch Giá, là ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực sớm nhất và lớn nhất trong số chín ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hiện nằm ở số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, ông tham gia và lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt và bị chúng xử chém tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, khi ông mới 30 tuổi. Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân lập nên chiến công vang dội, đốt cháy tàu Espérance của giặc Pháp trên vàm Nhật Tảo, tiêu diệt nhiều tên địch. Sau chiến công Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực được triều đình phong tặng chức quản cơ, đây là bậc võ quan được xếp vào hàng chánh tứ phẩm. Cuối tháng 6/1867, thực dân Pháp chiếm Vĩnh Long, tiếp đó là các tỉnh An Giang và Hà Tiên. Lúc này, Nguyễn Trung Trực cùng một số nghĩa quân về Hòn Chông xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng tiếp tục tấn công địch. Sau những chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp và tay sai điên cuồng truy tìm ông, chúng treo giải thưởng cao cho ai bắt hoặc giết được ông. Độc ác hơn, chúng bắt giữ mẹ ông hòng gây áp lực, buộc ông đầu hàng; đồng thời chúng tăng cường lực lượng trấn áp nghĩa quân. Không khuất phục kẻ thù xâm lược, Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân đã rút ra đảo Phú Quốc để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ tiếp tục chống Pháp. Ngày 19/9/1868, giặc Pháp đưa hơn 100 lính Mã tà ra Phú Quốc, tấn công Hàm Ninh; sau đó chúng tăng cường thêm viện binh tấn công Dương Đông. Chúng bao vây, khủng bố, khống chế gắt gao nhân dân trên đảo hòng cô lập và triệt hạ nghĩa quân. Trước cảnh đồng bào bị đàn áp, khảo tra, vũ khí của nghĩa quân cạn kiệt, thế giặc lại mạnh, Nguyễn Trung Trực đã quyết định hy sinh bản thân mình để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân và tính mạng cho đồng bào. Cảm phục và tôn kính người anh hùng của dân tộc, sau khi Nguyễn Trung Trực bị kẻ thù hành hình, đồng bào đã lập bài vị bí mật thờ ông tại Lăng Cá Ông. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá; sau nhiều lần sửa chữa, Đền thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng khang trang hơn. Năm 1987, di tích Đình và Lăng mộ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình Nguyễn Trung Trực nằm bên bờ sông Kiên hướng ra biển, phía trước có cột cổng lớn ghi tên tự ngôi. Hiện nay, không chỉ ở thành phố Rạch Giá, mà nhiều nơi trong tỉnh Kiên Giang cũng có hàng chục ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực, như đền thờ ở huyện Hòn Đất, đền thờ ở huyện Châu Thành, đền thờ ở huyện Kiên Lương, đền thờ ở huyện Phú Quốc… Một số tỉnh như Long An, An Giang, Cà Mau, Bình Định… đều có đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hằng năm, vào ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch hàng năm, nhân dân trong tỉnh và các địa phương trong cả nước lại hội tụ về thành phố Rạch Giá để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang
Kiên Giang 2391 lượt xem
Tọa lạc tại Khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn huyện Hòn Đất, Chùa Sóc Xoài là ngôi chùa có kiến trúc điển hình của Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Kiên Giang. Chùa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1989. Được thành lập vào những năm cuối thế kỷ 18 do Hòa thượng Danh Phiêch sáng lập. Trải qua 19 đời trụ trì, chùa Sóc Xoài không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa cho chư tăng và đồng bào Khmer mà còn là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh đó, chùa Sóc Xoài vừa là trường học dạy chữ viết, là trung tâm giáo dục cho đồng bào Khmer tại địa phương. Theo Đại đức Danh Hữu Giang, Phó trụ trì chùa Sóc Xoài cho biết, ngôi chùa Sóc Xoài được coi là một địa điểm che chở, quây quần bà con Khmer tại địa phương, là điểm kết nối văn hóa, tình đoàn kết dân tộc, là nhân tố làm đẹp thêm truyền thống dân tộc, tôn giáo của nhân dân Hòn Đất nói riêng và tỉnh kiên Giang nói chung. Theo Đại đức Danh Hữu Giang, Phó trụ trì chùa Sóc Xoài nói: Chùa Sóc Xoài có truyền thống đấu tranh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và ngày nay luôn thể hiện vai trò hướng dẫn đồng bào Khmer tu tập theo giáo lý Phật, thực hành văn hóa theo truyền thống dân tộc. Ngoài ra, chùa Sóc Xoài còn tái hiện một số dụng cụ dùng để đánh bắt cá, làm ruộng nương được làm bằng tre như: nôm, sniên, trúm, giỏ đựng cá,… và nhiều vật dụng sinh hoạt như: nọc cấy, gàu sòng, bừa.. đồng bào Khmer xưa. Theo sự phát triển của xã hội thì các công cụ lao động sản xuất cũng như các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer xưa không còn phù hợp với thời đại. Các vật dụng này, theo thời gian sẽ dần đi vào quên lãng và hư hỏng nếu không được bảo quản và giữ gìn. Vì thế các vật dụng này được tái tạo lại với mục đích cho con cháu sau này biết đến các hoạt động sản xuất và nét đẹp văn hóa của ông cha từ thời xa xưa. Về trường học, ở chùa Sóc Xoài thì có dạy tiếng Bali, tiếng săncrít và kinh luận giới. Trong đó, có ngôn ngữ Khmer, giới luật của đức Phật. Bên cạnh đó, còn phối hợp để mở lớp trung cấp Luật. Lớp này là để cho Chư tăng và phật tử hiểu được cái cốt lõi là chính sách, là đường lối pháp luật của nhà nước mình để cho nắm rõ, nhất là luật về tôn giáo, khi mình hiểu rõ mình sẽ dễ hoạt động trong cộng đồng mình và trong chùa mình muốn xây dựng hoặc muốn gì đó cũng không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc dạy chữ, đào tạo kiến thức về văn hóa, về pháp luật cho chư tăng, phật tử, chùa Sóc Xoài còn bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc tổ chức chương trình văn nghệ, thi diễn thời trang. Thông qua các lễ hội được tổ chức đúng truyền thống văn hóa, giúp giới trẻ người Khmer tại địa phương hiểu biết, tôn quý giá trị văn hóa truyền thống, từ đó hiểu đúng ý nghĩa của lễ hội, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao vai trò của người Khmer trong xây dựng cộng đồng, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang
Kiên Giang 2216 lượt xem
Đình Vĩnh Hoà là một di sản lịch sử văn hoá đã tồn tại gần 300 năm, là ngôi đình cổ nhất của tỉnh Kiên Giang, là nơi sinh hoạt văn hoá thuần tuý của nhân dân vùng Rạch Giá từ lúc con người đến đây khai hoang lập ấp. Đình Vĩnh Hoà thường gọi là đình Vĩnh Huề, tọa lạc tại số 61 đường Nguyễn Hùng Sơn, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đình được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 18 với tên gọi đầu tiên là miếu Hội Đồng, miếu thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, vị Tôn Thần thời Trung Hưng mà nhân dân cho là rất linh ứng. Năm 1883, ngôi miếu cổ Hội Đồng được xây dựng lại to hơn thành đình. Đình Vĩnh Hòa tự hào được triều đình Huế hai lần phong sắc: thời vua Minh Mạng (1832) và thời vua Bảo Đại (1934). Trong lịch sử chống Pháp xâm lược đầu thế kỷ 19, đình Vĩnh Hoà là điểm khao quân của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sau khi hạ đồn Rạch Giá (16/6/1868). Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa 1932-1945, đình Vĩnh Hoà là điểm tựa của nhân dân Rạch Giá chống áp bức bóc lột, là một trong những nơi thành lập chi Bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của địa phương, là cái nôi hoạt động cách mạng bí mật của chi Bộ Đảng Cộng Sản, là địa chỉ đỏ tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào tỉnh Rạch Giá - Hà Tiên. Trải qua nhiều cuộc biến đổi lịch sử, Đình Vĩnh Hoà cũng đã từng bước được tôn tạo lại. Đình có giá trị lớn trên 2 mặt lịch sử và sinh hoạt văn hoá cổ truyền, là nơi tổ chức hội hè, vui chơi như hát bội, múa lân, múa rồng… là công trình nghệ thuật độc đáo của nhân dân lao động nhằm gìn giữ phong tục, tập quán của người Việt trong thời kỳ phát triển lịch sử văn hoá, đánh dấu bước chân của người Việt đến đây mở mang bờ cõi. Đình Vĩnh Hoà được công nhận là di tích Lịch sử cấp quốc gia ngày 5 tháng 9 năm 1989 Nguồn: Du lịch Kiên Giang
Kiên Giang 2181 lượt xem
Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm trước. Di tích nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến tháng 8 năm 1708, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực. Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm: đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 lăng mộ lớn nhỏ khác là những người thân tộc và gắn bó với sự nghiệp dòng họ Mạc trên vùng đất Hà Tiên. Lăng và đền thờ Mạc Cửu được xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thủy Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giac; bên phải là Đại Kim Dự. Đền thờ họ Mạc có tên gọi là Trung Nghĩa Từ, dân địa phương quen gọi là miếu Ông Lịnh. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Lăng được xây dựng theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía trước, hai bên là hai câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng: Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông. Ngay chánh điện đền có biển thờ với bốn đại tự: “Khai trấn trụ quốc”. Đây là sự ghi nhận công đức của dòng họ Mạc trong công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam. Bên trong chính điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông. Bên phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ. Từ đền thờ quay ra, phía tay trái sẽ có bảng chỉ dẫn lên lăng mộ Mạc Cửu cùng dòng họ nhà Mạc. Với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, hình bán nguyệt khoét sâu vào triền núi, chỗ chôn hài cốt đúc vôi và nước “ô dước” ra dáng con trâu nằm. Hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh mộ xây hai con rồng quấn vào nhau. Bậc thềm cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều tảng đá dài hơn 3m. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tứ (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tứ (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn). Tuy trải qua gần 300 năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc của thời kỳ đầu. Nguồn: Du lịch Kiên Giang
Kiên Giang 1837 lượt xem
Nhà tù Hà Tiên tọa lạc tại cuối đường Mạc Công Du, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên. Nhà tù Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng hình chữ nhật chiều dài 30m, chiều rộng 25m, bao quanh là bức tường bằng đá kiên cố, bốn gốc có bốn tháp canh. Nhà tù được xây dựng vào năm 1897 bởi thực dân Pháp. Lúc đầu, nhà tù được gọi là Khám Hà Tiên, sau đó đổi tên thành Nhà lao Hà Tiên. Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930. Lúc mới xây dựng nhà tù chưa có tường cao kiên cố, chỉ có một hàng rào thấp bằng cây. Năm 1940 – 1942 vì số tù nhân đông và để ngăn chặn vượt ngục nên tường rào được xây kiên cố, chỉ có một lối duy nhất là cổng chính, cánh cổng bằng sắt nặng và chắc. Từ cổng chính vào đến nhà giam là 8m, bờ rào ba mặt còn lại cách nhà giam 3m. Ba dãy nhà giam và dãy nhà bếp phía sau tạo thành một khu hình chữ nhật. Tất cả các dãy đều có tường xây gạch ốp đá, nền gạch tàu, mái lợp ngói. Phía tay trái là phòng của lính canh, kế phòng lính là nơi làm việc của quản ngục và cũng là phòng hỏi cung, tra tấn và để dụng cụ tra tấn. Phía tay phải là một phòng giam không có cửa sổ. Các tù nhân mặc quần áo màu xanh, sau lưng có in chữ P (viết tắt của chữ Prison); khi đi làm mặc quần ngắn và đội nón lá. Những người trốn tù sẽ bị xiềng chân và bị cạo một nửa mái tóc bôi dầu hắc lên. Những người đấu tranh (họ gọi là nổi loạn) thì bị giam cách biệt trong phòng nhỏ. Cho đến nay chưa có số liệu cụ thể, nhưng vào đầu năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên giải phóng khoảng 500 tù nhân. Ở đây có nhiều cực hình tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai, cổ tay, cổ chân… cho điện giật rồi xối nước lạnh. Có một phòng hỏi cung để đầy dụng cụ tra tấn, đánh đập để uy hiếp ép cung. Không chỉ tra tấn, bọn chúng còn bắt tù nhân phải lao động rất vất vả. Trước năm 1930 nhà tù không có nhà vệ sinh, nên mỗi ngày chúng cử hai tù nhân khiêng thùng ra sông đổ. Tù nhân lao dịch còn bị đánh đập, ăn uống cực khổ, chỉ toàn cá ươn và bí rợ. Từ tháng 5 năm 1930, nhà tù Hà Tiên có thêm tù nhân chính trị. Và cũng từ đó, chi bộ Cộng sản được thành lập tại đây. Giữa năm 1930, tại khám Hà Tiên nổ ra cuộc đấu tranh của tù chính trị do chi bộ nhà tù trực tiếp lãnh đạo. Tù nhân tuyệt thực, đòi được chăm sóc đời sống, đòi giảm giờ lao động khổ sai, cải thiện chế độ ăn uống… Đội tự vệ của nhà tù được thành lập, họ lấy dụng cụ lao động đối phó với bọn cai ngục. Tuy cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng gây tiếng vang lớn, nhiều đồng bào đã tỏ lòng kính phục những người Đảng viên Cộng sản. Trong thời gian đi lao động ở Núi Lăng, tù chính trị được tiếp xúc với bên ngoài. Chi bộ nhà tù đã tuyên truyền quần chúng giác ngộ cách mạng, tập hợp những quần chúng tích cực, có đủ phẩm chất thành lập một chi bộ Đảng, lấy tên là Đảng bộ Cộng sản Hà Tiên gồm năm người. Nhà tù là một chứng tích lịch sử quan trọng, ghi dấu những tội ác của thực dân Pháp và tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Ngày 5 tháng 9 năm 1989, nhà tù Hà Tiên đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Du lịch Kiên Giang
Kiên Giang 1826 lượt xem
Ngày : 19/01/2025 - 20/01/2025
Tên phòng : Deluxe Pool Villa 04-Bedroom
Loại phòng : Phòng một giường King hoặc hai giường đơn
Tổng tiền : Liên hệ
Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
Tiện ích phòng
Mô tả phòng : - Sức chứa tối đa của phòng 12 - Số khách tiêu chuẩn 8 - Cho phép ở thêm 4 trẻ em thỏa mãn 12 khách tối đa có thể mất thêm phí
Giờ nhận phòng : Từ 14:00
Giờ trả phòng : Trước 12:00
Ngày : 19/01/2025 - 20/01/2025
Tên phòng : Beachfront Pool Villa 01-Bedroom
Loại phòng : Phòng một giường King hoặc hai giường đơn
Tổng tiền : Liên hệ
Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip
Giá cuối cùng phải trả : Liên hệ
Tiện ích phòng
Mô tả phòng : - Sức chứa tối đa của phòng 4 - Số khách tiêu chuẩn 2 - Cho phép ở thêm 1 người lớn 2 trẻ em thỏa mãn 4 khách tối đa có thể mất thêm phí
Giờ nhận phòng : Từ 14:00
Giờ trả phòng : Trước 12:00
( Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá % thành viên 63Stravel Vip )