Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn

TPO - Miếu Phù Châu hay còn gọi là miếu Nổi (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM) nằm biệt lập trên một cù lao giữa dòng sông Vàm Thuật – một nhánh của sông Sài Gòn, ngoài kiến trúc độc đáo còn lưu truyền giai thoại bí ẩn về nguồn gốc hình thành...

TPO - Miếu Phù Châu hay còn gọi là miếu Nổi (thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TPHCM) nằm biệt lập trên một cù lao giữa dòng sông Vàm Thuật – một nhánh của sông Sài Gòn, ngoài kiến trúc độc đáo còn lưu truyền giai thoại bí ẩn về nguồn gốc hình thành...

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 1

Miếu Phù Châu nằm trên cù lao nổi giữa dòng sông Vàm Thuật, một bên là quận Gò Vấp, bên kia là quận 12.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 2

Muốn ra miếu Phù Châu, cách duy nhất là đi đò. Mỗi lượt khách đi về phải trả cho người lái đò 15.000 đồng.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 3

Gần bằng với thời gian hình thành vùng đất Gia Định, ngôi miếu đã tồn tại khoảng 300 năm. Liên quan đến nguồn gốc hình thành miếu cổ, có nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 4

Phía trước gian chánh điện. Mặt tiền của Phù Châu Miếu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ tam gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao cong lên có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước... Các bức tường được quét vôi màu hồng đậm, các cạnh cửa sơn màu đỏ

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 5

Giữa khu tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là tượng Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù điêu Thập Bát La Hán.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 6

Trung điện ở chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh, Quán Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm long theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc trên gỗ: "Thánh Gia bảo điện".

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 7

Khu điện thờ lộng lẫy sắc màu nhờ được trang trí bằng các họa tiết sành sứ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 8

Khu chính điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm pho tượng gỗ ngũ hành. Trước điện kê bàn hương án, thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Xung quanh điện thờ là bao lam bằng gỗ chạm long với chủ đề: tứ linh, mai lan cúc trúc; phía trên có hàng chữ: "Hành Thánh Mẫu bảo điện ". Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ pháp. Trên tường trang trí những bức phù điêu màu sắc rực rỡ hình tùng hạc, Phật Di Lặc.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 9

Phù Châu miếu có lối trang trí từ những mảnh sành, sứ rất độc đáo.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 10

Hoạ tiết sành sứ gần như phủ kín các công trình trong khuôn viên ngôi miếu. Miếu có diện tích khoảng 550 mét vuông và được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân có diện tích khoảng 2500 mét vuông nổi giữa sông Vàm Thuật. Dưới chân cồn đất có nhiều đá xanh lồi xung quanh. Do địa hình khá đặc biệt nên còn có tên gọi dân gian là miếu Nổi. Khách muốn sang Miếu Nổi phải đi bằng đò. Ngồi trên thuyền bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp ở Miếu nổi TPHCM rất nên thơ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 11

Nói về hoạ tiết sành sứ, nhiều hạng mục được trang trí công phu, tỉ mỉ, có ý tưởng. Ở đoạn vòm cổng này, du khách nếu tinh ý, có thể thấy hàng ngàn mảnh sành sứ được tuyển lựa, cắt gọt theo ý tưởng, không phải lắp ghép ngẫu nhiên các mảnh sành, sứ bị đập vỡ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 12

Một số hạng mục kết hợp hợp hài hoà giữa đắp nổi kết hợp trang trí bằng sành sứ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 13

Một góc cổng chính được phủ kín các mảnh sành, sứ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 14

Ở các công trình tâm linh thường thấy các mũi vút cong, phần mái thường được trang trí bằng hình rồng thì ngôi miếu này có thêm hình tượng chim phượng và được phủ kín bằng sành, sứ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 15

Miếu nổi ở TPHCM hay Phù Châu Miếu là nơi tạ lễ, linh thiêng của người dân Sài Gòn. Miếu nổi ở TPHCM đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng. Ngoài ra, cảnh đẹp ở Miếu Nổi còn là điểm du lịch rất được các bạn trẻ yêu thích.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 16

Dù là ngày thường hay cuối tuần, ngôi miếu đón khá đông khách hành hương.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 17

Du khách đang tìm hiểu về ngôi miếu được xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 18

Miếu Phù Châu có kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa, gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân. Mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, bên trên nhìn xuống, bên ngoài nhìn vào tràn ngập hình rồng. Trên nóc các tòa miếu và cổng chính là tượng rồng chầu theo thế lưỡng long tranh châu, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư… Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 19

Bạn Hồng Ni là phật tử thuần thành, thường xuyên đến lễ Phật, chiêm bái.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 20

"Tôi thường tìm đến đây mỗi khi có thời gian để cầu nguyện an lành cho bản thân và mọi người. Tôi thường đi đến đây và một số ngôi chùa khác trong thành phố", bạn Nguyễn Thị Hồng Ni (ngụ Quận 1, TPHCM) chia sẻ.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 21

Ngôi miếu nằm ngay đường cất, hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất nên sẽ thú vị cho những ai thích ngắm máy bay.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 22

Hoàng hôn ở Phù Châu miếu. Trong miếu rất nhiều phù điêu hình rồng, theo như ước tính, có đến trên dưới 100 con rồng lớn, nhỏ, được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt. Ngoài ra, hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết hoa cúc dây, lá nho, sông nước... cũng được thiết kế tỉ mỉ, trang trí tinh xảo, sống động trên nhiều kết cấu của miếu Nổi.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 23

Do nằm giữa sông Vàm Thuật nên nhiều Phật tử thường đến đây phóng sanh, cầu nguyện

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 24

Một số phụ huynh còn đưa con trẻ đến đây để phóng sanh, dạy bài học yêu thương động vật cho các bé.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 25

Có thuyết truyền miệng kể rằng vào khoảng thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã vớt được một thi thể phụ nữ. Lúc bấy giờ tại vị trí ngôi miếu nổi vốn dĩ là một cù lao hình bàn chân, cây cối um tùm. Thuyền chài đem thi thể người phụ nữ lên chôn ở cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Ban đầu là một miếu nhỏ bằng tre lá, do các nhà buôn đường sông cùng người dân trong vùng dựng thành, thờ Ngũ Hành, Long Mẫu để cầu mong tàu thuyền qua lại trên sông được thuận buồm xuôi gió.

Ngôi miếu cổ 300 tuổi nằm giữa sông Sài Gòn ảnh 26

Có tích còn kể, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định) đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, dân chúng trong vùng lập ngôi miếu thờ Bà trên cù lao bỏ hoang để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an.

TP Hồ Chí Minh 2087 lượt xem

Phạm Nguyễn

Nguồn : Tiền Phong

Link liên kết

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Công viên nước Đầm Sen

Từ tháng 1 đến tháng 12

1804 lượt xem

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1693 lượt xem

Địa Đạo Củ Chi

Từ tháng 1 đến tháng 12

1570 lượt xem

Chợ Bến Thành

Từ tháng 1 đến tháng 12

1868 lượt xem

Nhà Thờ Đức Bà

Từ tháng 1 đến tháng 12

1665 lượt xem

Địa Đạo Củ Chi

Từ tháng 1 đến tháng 12

1639 lượt xem

Bưu Điện trung tâm Sài Gòn

Từ tháng 1 đến tháng 12

1808 lượt xem

Sài Gòn Square

Từ tháng 1 đến tháng 12

1998 lượt xem

Cầu Ánh Sao

Từ tháng 1 đến tháng 12

1953 lượt xem

Dinh Độc Lập

Từ tháng 1 đến tháng 12

1895 lượt xem

Công viên nước Đầm Sen

Từ tháng 1 đến tháng 12

1790 lượt xem

Khu du lịch văn hóa Suối Tiên

Từ tháng 1 đến tháng 12

1922 lượt xem

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Từ tháng 11 đến tháng 04

962 lượt xem

Phố đi bộ Bùi Viện

Từ tháng 11 đến tháng 04

800 lượt xem

Thảo Cầm Viên

Từ tháng 11 đến tháng 04

1796 lượt xem

Khu du lịch Văn Thánh

Từ tháng 11 đến tháng 04

1246 lượt xem

Rừng Sác Cần Giờ

Từ tháng 11 đến tháng 04

1256 lượt xem

Khu du lịch sinh thái Bình Quới

Từ tháng 11 đến tháng 04

1423 lượt xem

Tin tức nổi bật