Hãy đăng ký thành viên VIP của 63Stravel để được hưởng ưu đãi.
Số 2 Đường Hoàng Quốc Việt khu ĐTM, Cái Dăm, P, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Loại nhà hàng Món Á
Hiệp hội du lịch Quảng Ninh Chưa xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Món Á
Hiệp hội du lịch Quảng Ninh Chưa xác nhận
Số 2 Đường Hoàng Quốc Việt khu ĐTM, Cái Dăm, P, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Nhà hàng Green Hạ Long là một trong những nhà hàng top đầu tại Hạ Long nhưng menu giá các món ăn của nhà hàng Green lại vô cùng mềm mại, với nhiều set đồ ăn tùy chọn chỉ từ 150k/suất ăn đã có đầy đủ các món hải sản cao cấp, tươi sống.
Nhà hàng có không gian rộng rãi, thích hợp với đoàn đông và cả những gia đình nhỏ ghé thưởng thức hải sản và dùng bữa trong thời gian lưu trú tại Hạ Long.
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 180 km, được mệnh danh là thiên đường du lịch miền Bắc. Với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và hệ thống giao thông phát triển, thành phố Hạ Long thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km vuông bao gồm 1.900 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ với hình thù sinh động. Vịnh đã nhiều lần được UNESCO vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới và là điểm du lịch không thể bỏ qua. Thời tiết ở Hạ Long được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa hè - từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông - từ tháng 11 đến cuối tháng 4. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25ºC, khá lý tưởng cho các chuyến tham quan ngoài trời. Với thảm thực vật đa dạng và khí hậu thuận lợi, bạn có thể đi du lịch Vịnh Hạ Long vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long, bạn nên tránh thời điểm mưa bão vào tháng 7 và tháng 8 để chuyến đi được trọn vẹn nhất. Về chi phí di chuyển từ Hà Nội đến thành phố Hạ Long hoặc TP. Hồ Chí Minh đến Hạ Long, bạn có thể tham khảo dưới đây: Về chi phí lưu trú, tùy từng khu vực bạn chọn mà mức giá phòng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Giá phòng Hạ Long thường dao động từ 200.000 VNĐ/đêm đến 2.000.000 VNĐ/đêm. Chi phí ăn uống cũng phụ thuộc vào số lượng món ăn mà bạn đặt, và số lượng người ăn. Tuy nhiên, nhìn chung, chi phí cho mỗi bữa ăn không quá cao. Nếu bạn ăn hải sản trong nhà hàng, chi phí từ 150.000 - 500.000 VNĐ/ người. Chi phí tham quan vinh Hạ Long rơi vào khoảng 250.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ tùy thuộc vào hình thức tham quan bạn lựa chọn. Thông thường, những người có kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long tự túc, sẽ chọn tham quan vịnh bằng tàu thuyền với giá 250.000 VNĐ/ người. Có thể thấy, chi phí cho chuyến đi vịnh Hạ Long không cố định mà phụ thuộc vào lịch trình của cá nhân và nhu cầu vui chơi giải trí của từng du khách. Tuy nhiên, nếu bạn chọn du lịch tự túc thì chi phí phù hợp nhất để ăn uống, nghỉ ngơi và tham quan các địa danh trong khoảng 2 ngày sẽ rơi vào khoảng từ 3.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ. Theo kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long, có nhiều phương tiện di chuyển thuận tiện để tham quan mọi ngóc ngách của thành phố Hạ Long: Xe máy: Bạn có thể dễ dàng thuê xe máy để tự khám phá thành phố Hạ Long với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, có nhiều du khách bạn nên hỏi trước giá thuê xe và ghi nhớ giờ trả xe để không bị “mất tiền oan”. Xe buýt: Hạ Long có hệ thống xe buýt kết nối các địa điểm du lịch nổi tiếng. Giá vé xe buýt trung bình ở thành phố Hạ Long khoảng 7.000 - 10.000 VNĐ/ chiều. Xe điện: Xe điện là phương tiện di chuyển khá phổ biến, đặc biệt là ở trung tâm và các điểm du lịch tại Hạ Long. Theo kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long, giá vé xe điện khoảng 500.000 - 900.000 VND cho một chuyến. Bạn có thể sử dụng dịch này từ 7h đến 22h hàng ngày. Taxi: Đây là phương tiện di chuyển thuận tiện và phù hợp với hầu hết khách du lịch. Các địa điểm du lịch ở Vịnh Hạ Long không cách xa nhau nên chi phí đi lại bằng taxi không phải là vấn đề. Giá taxi ở Vịnh Hạ Long dao động từ 5.000 - 11.000 VNĐ/ km, tùy hãng xe và quãng đường di chuyển. Vịnh Hạ Long mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và nhiều hang động độc đáo. Vịnh còn được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới và thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm. Khi đi vòng quanh vịnh, bạn có thể chiêm ngưỡng những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như với những điểm đến tuyệt đẹp như hang Sửng Sốt, hòn Con Cóc, đảo Mắt Rồng, đảo Ti Tốp, đảo Ngọc Vừng,... Bãi biển Bãi Cháy là một bãi biển nhân tạo nằm cạnh vịnh Hạ Long. Đây là bãi biển đẹp nhất thành phố, với làn nước trong xanh, cát trắng mịn trải dài gần 1.000m. Theo kinh nghiệm du lịch vịnh Hạ Long, bạn có thể thỏa sức tắm biển, check in và trải nghiệm những trò chơi dưới nước. Nằm trên đảo Tuần Châu, khu du lịch Tuần Châu hấp dẫn du khách với không gian trang trí đẹp mắt và thơ mộng. Khi đến Tuần Châu, bạn nên tham gia buổi biểu diễn nhạc nước và vui chơi tại khu vui chơi ngoài trời hay công viên khủng long mới khai trương. Chèo thuyền Kayak nhàn nhã trên làn nước mát lạnh, ẩn mình sau dãy núi hang Luồng sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thanh thản. Sau khi tham quan hang Luồng, bạn có thể đi bộ đến đảo Ti Tốp và ngắm hoàng hôn với bạn bè trên du thuyền. Bảo tàng Quảng Ninh được coi là mô hình thu nhỏ của tỉnh Quảng Ninh, nơi lưu giữ nét văn hóa và cuộc sống yên bình của người Hạ Long. Các bạn trẻ đi du lịch Quảng Ninh đều có những bức ảnh “để đời” tại điểm tham quan này.
Quảng Ninh
Tháng 5 đến tháng 10
1795 lượt xem
Đảo Tuần Châu là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng siêu nổi tiếng tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2km, đảo có diện tích khoảng 400ha với nhiều cảnh quan, bãi biển, khu du lịch siêu đẹp cho du khách ghé thăm. Đảo Tuần Châu là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng siêu nổi tiếng tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2km, đảo có diện tích khoảng 400ha với nhiều cảnh quan, bãi biển, khu du lịch siêu đẹp cho du khách ghé thăm. Đảo Tuần Châu là điểm du lịch biển tuyệt đẹp nên chắc chắn thời gian ghé thăm lý tưởng nhất sẽ là vào mùa hè rồi. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 10 sẽ là thời gian phù hợp nhất, lúc này trời thì trong xanh, nước biển xanh mát, bờ cát trắng cùng nắng vàng cực đẹp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là giai đoạn hè từ tháng 5 đến tháng 7 sẽ có nhiệt độ rất cao, có thể lên đến 40 độ C. Với những bạn có sức khoẻ yếu hay gia đình có trẻ con và người lớn tuổi nhớ cẩn thận. Du lịch mùa hè nhớ đừng quên mang theo các vật dụng tránh nắng cho mình nhé. Đến đảo Tuần Châu, bạn có thể tham gia các hoạt động như tắm biển. Tắm biển chắc chắn luôn là hoạt động đầu tiên khi đến khu vực đảo Tuần Châu. Với bãi biển nhân tạo siêu đẹp lên đến 5km, bãi cát trắng mịn, làn nước biển xanh mát thì biển Tuần Châu chắc chắn sẽ là liều thuốc tuyệt vời để quên đi những mệt mỏi thường ngày. Bạn có thể lao ngay xuống dòng nước biển mát lạnh kia, thỏa sức bơi lội tung tăng hay tham gia các hoạt động hấp dẫn. Ngoài ra bạn có thể tham gia chương trình nhạc nước Tuần Châu. Cung trình diễn nhạc nước đảo Tuần Châu là địa điểm biểu diễn nhiều chương trình nhạc nước kết hợp với ánh sáng cực kỳ hoành tráng. Nơi đây được thiết kế với kiến trúc rất đặc biệt lấy cảm hứng từ đầu trường La Mã. Diện tích Cung nhạc nước là 15ha với 12.000 chỗ ngồi. Các chương trình tại đây được đầu tư rất chuyên nghiệp, trung bình một buổi biểu diễn sẽ kéo dài khoảng 40 phút. Và còn nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
Quảng Ninh
Từ tháng 4 đến tháng 12
1632 lượt xem
Cô Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km². Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu. Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ trong đó Cô Tô lớn và Cô Tô con là 2 đảo sở hữu những bãi biển đẹp nhất. Đây cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Đến với Cô Tô bạn có thể ghé qua các điểm sau đây. Đầu tiên, Bãi đá Cầu Mỵ. Đây là nơi được mệnh danh là thiên đường của tình yêu và tuổi trẻ giữa sóng nước Cô Tô. Toàn bộ khu vực có hình giống đuôi chuột, hướng ra biển, nằm phía Nam của đảo Cô Tô Lớn. Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan duy nhất trong các đảo của Việt Nam Ngoài bãi đá, các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực cảnh quan này chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác đang ở Địa Trung Hải. Tiếp theo là Hải Đăng Cô Tô, thuộc quần đảo phía Đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nằm trên một ngọn núi cách thị trấn chừng 5km, là điểm cao nhất của đảo, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Đường từ chân núi lên hải đăng quanh co dưới những tán lá rừng rậm rạp, những rặng hoa sim tím, gập ghềnh sỏi đá trên con đường mòn ít người qua lại. Hải đăng Cô Tô có tầm nhìn sáng 118m so với mực nước biển, từ đây phóng tầm mắt ra xa ta có thể thấy xa xa đằng kia là biển ca bao la mất hút phía dưới chân trời, phía dưới là núi rừng bờ bãi, làn nước trong xanh của hòn đảo ngọc Cô Tô, thu vào tầm mắt thị trấn biển đẹp như mơ, xen lẫn những rừng cây xanh mướt, êm đềm những mái nhà khiêm nhường và giản dị. Du khách đến Cô Tô không thể bỏ lỡ trải nghiệm độc đáo này. Tiếp đến, Nhà thờ đảo Cô Tô Lớn thuộc khu 4, Giáo Xứ Cẩm Phả, Hạt Hòn Gai, Giáo Phận Hải Phòng, khánh thành ngày 28/05/2013. Đây là nhà thờ đầu tiên trên đảo được xây dựng nhằm phục vụ những giáo dân trên đảo. Nhà thờ này được xây dựng dưới chân một quả đồi với chiều dài là 26,7 m và chiều rộng là 9,8 m. Tuy đây là một nhà thờ nhỏ nhưng là nhà thờ duy nhất trên đảo, là một trong những điểm tham quan mà du khách ghé qua khi đến du lịch Cô Tô. Bên cạnh có còn một số địa điểm tuyệt với khác như: Bãi biển Hồng Vàn, Bãi tắm Vàn Chảy, Đảo Thanh Lân, Đảo Cô Tô con. Cũng như các bãi biển của các điểm du lịch khác, ở đảo Cô Tô bạn có thể mua hải sản tươi sống ngay trong buổi sáng đi về. Các ngư dân trên đảo thường đem hải sản mới đánh bắt được đi bán ở bến tàu để tiện cho khách du lịch. Những người bán hàng cũng sẽ đóng thùng và ướp đá hải sản cho bạn để bạn có thể đem về nhà mà không lo hải sản bị hỏng. Ngoài ra, ở Cô Tô còn có rất nhiều mặt hàng lưu niệm ấn tượng được làm từ các con sò, vỏ trai, ốc, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình những vật dụng đó về làm quà.
Quảng Ninh
Từ tháng 3 đến tháng 10
1840 lượt xem
Đảo Quan Lạn nằm trên vịnh Bái Tử Long, bao gồm xã Quan Lạn và xã Minh Châu thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Toàn đảo có diện tích 11km2, trải dài từ chân dãy núi Vân Đồn đến núi Gót với những dãy núi cao ở phía đông như bức tường thành vững chãi ngăn những cơn sóng để bảo vệ cho cư dân trên đảo. Các bạn có thể lựa chọn du lịch biển Quan Lạn vào mùa hè hoặc mùa thu đều được vì đây là thời điểm thời tiết mát mẻ, thuận lợi để các bạn có thể thỏa thích vui chơi và nghỉ dưỡng. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11 được xem là khoảng thời gian đẹp nhất để đến với Quan Lạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý không nên đi vào tháng 7 và tháng 8 vì đây là khoảng thời gian hay xuất hiện mưa bão sẽ làm ảnh hưởng đến chuyến đi. Phương tiện di chuyển chủ yếu của khách du lịch khi tới đảo là xe tuk tuk. Mỗi chuyến xe chở được khoảng 8-10 người chạy vun vút trên những con đường nhỏ đến bãi tắm. Mức giá thông thường khoảng 100.000/chuyến. Bạn cũng có thể thuê xe đưa đón cả hành trình trong 2-3 ngày với mức giá khoảng 500.000đ Ngoài ra bạn cũng có thể thuê xe máy hoặc đi xe ôm để thăm thú đảo. Tuy nhiên giá xe ôm ở đây đắt gấp đôi so với đất liền bởi xăng dầu trên đảo phải chở từ đất liền ra nên các bạn cần phải cân nhắc kĩ. Đảo Quan Lạn thu hút khách du lịch với những bãi tắm đẹp cùng không gian trong lành, nước biển xanh mát và cực kỳ yên tĩnh chứ không xô bồ ồn ào như những bãi tắm khác. Quan Lạn có 3 bãi tắm bao gồm bãi Quan Lạn, bãi Minh Châu và bãi Sơn Hào. Tùy thuộc vào thời gian cũng như kinh phí ban đầu, các bạn có thể lựa chọn mang theo trại để cắm hoặc tìm hiểu về kinh nghiệm thuê khách sạn để tiết kiệm tối đa chi phí cho chuyến du lịch Quan Lạn của mình. Nếu thuê nhà nghỉ hay khách sạn thì tốt nhất các bạn nên đặt phòng trước để tránh tình trạng bị ép giá mùa cao điểm. Dịch vụ ăn uống ở Quan Lạn chưa được phát triển, vì vậy bạn nên đặt trước nếu không muốn bị đói. Ngoài ra nên đem theo đồ ăn sẵn cũng như nước bởi ở trên đảo không có nước ngọt. Một số loại hải sản ở Quan Lạn nổi tiếng là sá sùng, tu hài, ngao, cù kì, bề bài… là những món đặc sản mà bạn không thể bỏ qua khi tới đây.
Quảng Ninh
Tháng 3 đến tháng 8
1547 lượt xem
Bãi biển Trà Cổ là một trong những đường bờ biển đẹp nhất Quảng Ninh với chiều dài lên đến 15km. Bãi Trà Cổ nằm cách thành phố Móng Cái khoảng 8km và cách thành phố Hạ Long khoảng 200km. Trà Cổ nức tiếng với không gian thiên nhiên xinh đẹp, làn nước xanh mát cùng bờ cát vàng. Bãi biển Trà Cổ là một trong những đường bờ biển đẹp nhất Quảng Ninh với chiều dài lên đến 15km. Bãi Trà Cổ nằm cách thành phố Móng Cái khoảng 8km và cách thành phố Hạ Long khoảng 200km. Trà Cổ nức tiếng với không gian thiên nhiên xinh đẹp, làn nước xanh mát cùng bờ cát vàng. Du lịch biển thì chắc chắn chỉ có mùa hè là đỉnh nhất. Tại biển Trà Cổ thì thời gian lý tưởng nhất sẽ là từ tháng 4 đến tháng 7. Thời gian này bãi Trà Cổ sẽ mang đến cảnh quan siêu đẹp với làn nước trong vắt, sóng biển êm nhẹ, nặng không quá gắt nên rất phù hợp để tắm biển nha. Với các bạn muốn trải nghiệm các lễ hội tại bãi biển Trà Cổ thì nhớ đến đây vào tầm 25/5 đến 6/6 Âm lịch nhé. Lúc này nhiều hoạt động thú vị sẽ diễn ra như Lễ rước Thần, Lễ rước Thuyền, Lễ rước Ông Voi,... Ghé thăm biển Trà Cổ thì chắc hẳn điều đầu tiên mà ai cũng muốn làm chính là thả mình vào làn nước trong xanh của nơi đây. Bãi Trà Cổ gây ấn tượng sâu sắc với khung cảnh hoang sơ, làn nước biển xanh ngắt, sóng biển nhẹ nhàng êm dịu suốt mọi mùa khiến nhiều du khách nhìn là nhớ mãi. Dưới biển đã đẹp trên bờ lại càng tuyệt vời hơn, với bãi cát trắng mịn, nhiều rặng phi lao xanh mướt hay các dải muống biển xanh đã tạo nên một khung cảnh cực kỳ tuyệt vời. Vào thời gian sáng sớm hay xế chiều, biển Trà Cổ còn chiêu đãi du khách bằng khung cảnh bình minh và hoàng hơn siêu đẹp nữa. Thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ biển Trà Cổ như đang khoác lên mình một lớp áo hoàn toàn mới vậy đó. Đặc biệt là khung cảnh hoàng hôn, vừa mang đến vẻ đẹp mê hôn vừa tạo ra cảm giác tiếc nuối khi chiêm ngưỡng. Bãi Đá Đen hay còn gọi bãi Ngọc Sơn, là một bãi biển nằm khá gần biển Trà Cổ. Đúng như tên gọi bãi Đá Đen sở hữu rất nhiều phiến đá màu đen với hình dáng đa dạng từ nhỏ cho đến lớn. Chúng nằm cạnh nhau trên bờ cát vào tạo thành một khung cảnh vừa bí ẩn lại vừa thu hút. Bên cạnh đó bãi Đá Đen còn có một bãi cát trắng mịn, làn nước xanh cùng khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Đến đây thì bạn sẽ còn tìm thấy các góc check-in siêu đẹp nữa nha.
Quảng Ninh
Tháng 4 đến tháng 7
1535 lượt xem
Di tích Lịch sử Bạch Đằng nằm trên địa bàn Thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng, đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông năm 1288. Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, sông Bạch Đằng đã ba lần chứng kiến quân và dân ta chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh đều bằng các cây cọc gỗ cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền; năm 981 của Lê Hoàn và đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sông Bạch Đằng đã trở thành dòng sông lịch sử, cọc Bạch Đằng đã trở thành biểu tượng truyền thống đánh giặc ngoại xâm bằng đường thủy của dân tộc Việt Nam. Trải qua hơn 700 năm do phù xa của sông bồi đắp, bãi cọc nằm sâu dưới các lớp bùn đất, mãi đến năm 1953 nhân dân đi đào đất đắp đê đã phát hiện ra những cây cọc Bạch Đằng. Lúc đầu người dân chưa có kiến thức và ý thức bảo vệ di sản văn hóa rất nhiều cọc đã bị nhổ lên làm xà nhà, cọc rơm. Sau nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm chiếc cọc chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 đến 2,8 m, đường kính 20 đến 30 cm được cắm thẳng. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 m đến 1,5 m. Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng (gồm bãi cọc Yên Giang, bãi cọc Đồng Vạn Muối, bãi cọc Đồng Má Ngựa). Di tích bãi cọc Yên Giang diện tích khoảng 3.000m2 nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120m, chiều rộng khoảng 20m. Bãi cọc Yên Giang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Sau đó, di tích được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu, tôn tạo đường vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Đây cũng là địa chỉ để các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử, phục vụ việc học tập. Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất. Ở khu di tích, bãi cọc được bơm nước đầy mặt ao để bảo tồn. Gần bãi cọc Yên Giang là bãi cọc đồng Vạn Muối diện tích khoảng 6.000m2 nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa được nhân dân Quảng Yên phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao. Sau lần khảo sát và khai quật năm 2005. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200 cọc, cho thấy những cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành. Đường kính mỗi cọc từ 7 - 10 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30 cm. Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm, một số cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm. Theo các nhà nghiên cứu, đây là nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch Đằng, còn nửa phía Bắc là bãi cọc Yên Giang. Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống thuyền không qua được buộc phải đi vào sát bờ. Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Bãi cọc sau đó được vùi lấp dưới lớp bùn để được bảo quản tốt hơn. Cũng trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, bãi cọc đồng Má Ngựa diện tích khoảng 2.100m2 đã được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Đây là bãi cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Ba bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã làm thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288. Ngày nay, khu di tích bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên đã được đắp bờ bao bảo vệ xung quanh. Một số cọc đã được lấy lên và những cọc còn lại được bảo tồn trong hố trưng bày tại chỗ. Tuy nhiên, những cọc Bạch Đằng ở di tích này đa số phần đầu cọc nhô lên đã bị mục gẫy, phần thân cọc vẫn cắm dưới bùn đất nhưng đây lại là chứng tích vô cùng quan trọng của trận chiến lịch sử trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt. Lễ hội Bạch Đằng diễn ra từ ngày 6-9/3 âm lịch với nhiều nghi lễ trang nghiêm và các hoạt động lễ hội phong phú, được tổ chức tại tất cả các điểm trong khu di tích. Nhằm tôn vinh giá trị ngày đại thắng của dân tộc ta và tưởng nhớ những người đã hy sinh trong các trận chiến Bạch Đằng. Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh
Quảng Ninh 1917 lượt xem
Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn). Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ Đệ tứ, với các loại đá gốc, như sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… Địa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã kiến tạo nên các điểm cảnh quan kỳ vĩ, như thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…, nơi có những kiến trúc cổ truyền như hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ. Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686 hétta, trong đó có 1736 hétta rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc, nơi còn bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm... Xen kẽ với thiên nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường trồng rất nhiều tùng. Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng nổi tiếng từ ngàn xưa... Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên "rừng Trúc", tức Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập. Hội Yên Tử là lễ hội hành hương vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân. Khu vực Yên Tử bao gồm một số địa điểm và kiến trúc Phật giáo chính như: 1. Chùa Bí Thượng xưa được khởi dựng từ thời Hậu Lê, trên mặt nền kiến trúc hình chữ Nhất, từng được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong lịch sử. Thờ Thập bát La Hán. 2. Chùa Suối Tắm Được dựng dưới chân núi, sát bên bờ suối Tắm. 3. Chùa Cầm Thực Nằm về bên trái con đường vào Yên Tử. 4. Chùa Lân và Chùa Giải Oan đều được dựng từ thời Trần. 5. Cụm tháp Hòn Ngọc nằm trên một gò đất khá rộng, bằng phẳng, gồm ba tháp đá và một tháp gạch. 6. Vườn tháp Huệ Quang nay chỉ còn 64 ngọn tháp và mộ, trong đó có 40 tháp mới được trùng tu năm 2002, 11 tháp đá, 13 tháp gạch, một số ngôi tháp đã bị đổ chỉ còn lại dấu tích. 7. Chùa Hoa Yên được dựng từ thời Lý và được tôn tạo nhiều lần trong lịch sử. Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, quay hướng Tây Nam. 8. Am Thiền Định xưa vốn là một ngôi tháp cổ đặc biệt ở Yên Tử, đứng đơn lẻ một mình, phía sau chùa Hoa Yên. Tháp xây bằng gạch đỏ tráng men xanh, bề mặt đúc nổi nhiều hoa văn và mặt thú lạ. 9. Chùa Một Mái nằm nép mình bên sườn núi cao. Một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài và chỉ có một mái. 10. Am Thung và Am Dược hiện nay chỉ còn là các phế tích. 11. Chùa Bảo Sái nằm trên sườn núi, quay hướng Tây Nam. 12. Chùa Vân Tiêu toạ lạc trên sườn núi. Hai bên chùa có 2 dãy núi cao, tạo thành thế tay ngai bao bọc lấy chùa. Bên phải chùa có một dòng suối. 13. Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử, được đúc từ chất liệu đồng. Những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt của khu di tích đã đưa Yên Tử trở thành một chốn thiêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Để khẳng định giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt ngày 27/09/2012). Nguồn: Cục di sản văn hoá
Quảng Ninh 1732 lượt xem
Đền Cửa Ông (còn gọi là Đông Hải linh từ hay đền Đức Ông) nằm trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. Qua sử sách ghi chép có thể khẳng định đền Cửa Ông được khởi dựng, tồn tại qua hơn 100 năm. Lúc khởi dựng, đền chỉ là một thảo am nhỏ làm bằng tranh, tre, lứa lá; năm 1907 – 1916, đền được trùng tu lại; năm 1916, xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, chùa; năm 1946, đền Hạ, đền Thượng tiếp tục được tu bổ, tôn tạo; năm 2014, quy hoạch tổng thể khu di tích Đền Cửa Ông được phê duyệt với diện tích 18,125 ha; đến năm 2016, đền Trung được xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Ngoài ra, còn có đền Cặp Tiên (nhân dân gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”) được tạo dựng vào thời Nguyễn. Đền Cửa Ông lúc đầu khởi dựng chỉ thờ Trần Quốc Tảng, sau khi xây thêm các khu đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cẩm Sơn... cụ thể như sau: Khu vực đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu Đền Mẫu: thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải phủ), Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị tôn ông, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy. Đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt (hai vị giống như Kim Đồng, Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm và dương luôn theo hầu bảo hộ mẫu, bảo vệ vùng đất, vùng biển Cửa Suốt, bảo vệ ngôi đền mà Trung Thiên Long Mẫu tọa lạc). Hiện, đền Cửa Ông còn lưu giữ đạo sắc phong cho xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên, phụng thờ Trung Thiên Long Mẫu tôn thần, ghi ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917). Bia đá ở đền Hạ dựng vào năm Mậu Tý (1948). Khu vực đền Trung: thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, người có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ vùng biển Đông. Tại đây, còn thờ Sơn thần, Thủy thần vì đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông, người dân ở khu vực cửa biển cũng như thuyền bè qua lại đều cầu mong sự phù trợ, giúp sức của các vị Sơn thần, Thủy thần. Khu vực đền Thượng: gồm đền Thượng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng. Đền Thượng: thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. * Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313) Ông là vị anh hùng dân tộc, con trai thứ 3 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn còn được lưu giữ tại đền khẳng định công trạng của Ông, cũng như lịch sử hình thành, tồn tại của đền Cửa Ông. Ngoài thần tích, thần sắc, sắc phong ghi chép về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, tại đền Cửa Ông còn lưu giữ được bia đá, biển gỗ, hoành phi, câu đối mà qua đó đã xác định được thần chủ chính của đền là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. * Đồng thời, tại đền Thượng còn phối thờ các nhân vật lịch sử như: - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho dân tộc, được nhân dân sùng kính, sau khi mất trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Vũ Đế. - Tướng công Phạm Ngũ Lão; Dã Tượng; Yết Kiêu; Nguyễn Khoái; Huyền Du; Cao Mang; Đỗ Hành; Hưng Vũ vương Nghiễn, Hưng Trí vương Hiện, Hưng Hiến vương Uất; Trần Bình Trọng; Phạm Ngộ; Trần Thì Kiến; Trần Quang Triều; Trần Quốc Toản; Hà Đặc; Trương Hán Siêu; Lê Phụ Trần; Nguyễn Địa Lô; Trần Khánh Dư; Đỗ Khắc Chung; Vi Hùng Thắng; Nguyễn Chế Nghĩa; Thánh Mẫu Thiên Thành (Nguyên Từ Quốc Mẫu); Quyên Thanh công chúa (Vương Cô Đệ Nhất); Đại Hoàng công chúa; Thuận Thánh (Bảo từ Hoàng hậu) Đền Quan Chánh: thờ Quan Chánh, Quan Tuần Tranh và Quan Giám Sát. Đền Quan Châu: thờ Quan Tri Châu cai quản khu vực châu Cẩm Phả. Lăng Mộ: căn cứ vào thần tích, thần sắc làng Cẩm Phả, tổng Cẩm Phả, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên, chép vào năm 1938, thì lăng mộ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng chỉ mang tính tượng trưng, là nơi thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Ngài, cũng như của người con đối với người cha. Chùa: thờ Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu,Quan Âm Tống Tử, Tuệ Trung thượng sĩ, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Hiền...như các ngôi chùa truyền thống khác của Việt Nam. Đền Cặp Tiên: thờ một vị tiểu thư - con gái của Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh và các vị nhân thần, sau đó lại thờ thêm Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tiên Thiên Thánh Mẫu. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần còn được lưu giữ tại đền Cửa Ông trở thành kho tư liệu lịch sử quý giá cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Khu di tích đền Cửa Ông đã trải qua các cuộc chiến tranh và thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn bảo lưu được nhiều kiến trúc cổ kính (tường hồi hai bên ống muống và Hậu cung) và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX. Với giá trị đặc biệt trên, Di tích lịch sử Đền Cửa Ông đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017. Nguồn: Cục di sản văn hoá
Quảng Ninh 1717 lượt xem
Di tích lịch sử, khảo cổ học Hòn Hai Cô Tiên thuộc tổ 65, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long. Từ năm 2001 đến nay, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam khảo sát, khai quật và đã phát hiện nhiều di vật mang dấu ấn đặc trưng của giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long (Hậu kỳ đá mới) đến giai đoạn Văn hóa Đông Sơn (Thời đại Kim khí) có niên đại cách đây từ 4.000 năm đến 2.000 năm. Tại đây, các nhà khoa học đã khai quật được 91 hiện vật, 1.000 tiêu bản khoa học gồm công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, trang sức, tín ngưỡng... với các chất liệu gốm, xương, đá; một khu mộ táng với 46 di cốt người cổ, trong đó có những di cốt còn tương đối hoàn chỉnh. Các di cốt được chôn bó gối kèm theo đồ tùy táng. Bảo tàng Quảng Ninh còn thám sát 4 vị trí ở khu vực thung lũng và chân núi, đã thu được 294 hiện vật, trên 20.000 tiêu bản khoa học gồm các chất liệu đồng, đá, xương, gốm như: lưỡi câu, rìu, đục, đồ trang sức. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều mảnh khuôn đúc đồng của Văn hóa Đông Sơn cùng những mảnh xỉ đồng dùng để đúc rìu, mũi giáo, lao... Tại khu vực I, Bảo tàng Quảng Ninh còn phát hiện được một quần thể San hô hóa thạch có thể là thuộc kỷ Devon - Cacbon (cách ngày nay khoảng 400 triệu năm). Cùng với giá trị khảo cổ, Di tích Hòn Hai Cô Tiên còn có rừng nguyên sinh núi đá với nhiều loài linh trưởng quý, bò sát như khỉ lông vàng, kỳ nhông, tắc kè... và một hệ thực vật phong phú đặc hữu của rừng núi đá như chè dây, Phất Dụ núi, Phong lan Hạ Long, Hài vệ nữ hoa vàng, Thiên tuế Hạ Long... Việc công nhận di tích Hòn Hai Cô Tiên là Di tích quốc gia đã góp phần nâng cao giá trị văn hóa của Di sản thế giới Vịnh Hạ Long và vị trí lịch sử quan trọng của Quảng Ninh với nền văn hóa cổ Hạ Long, trong vùng Đông Bắc của Việt Nam. Đồng thời, di tích còn tạo ra một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo ngay trong thành phố Hạ Long. Nguồn: Sở văn hoá thể thao tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh 1687 lượt xem
Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều thuộc các xã An Sinh, Tràng An, Bình Khê, Thủy An. Hiện nay đây là khu di tích lưu giữ nhiều dấu ấn nhất của nhà Trần hiển hách. Năm Ất Dậu 1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Từ đây nhà Trần trị vì đất nước trong 175 năm, với 12 đời vua, đã tạo nên triều đại hiển hách bậc nhất trong lịch sử nước ta. Triều Trần (1225 – 1400) với võ công, văn trị, đã mở ra kỷ nguyên hào hùng trong lịch sử dựng và giữ nước. Theo tư liệu, vùng Đông Triều chính là đất tụ cư đầu tiên của họ Trần. Sau đó, vùng đất này được vua Trần Thái Tông ban cho anh trai Trần Liễu làm ấp thang mộc. Đối mới mỗi triều đại khi trị vì đều quan tâm đến hai vấn đề, duyên trạch là vùng đất định đô, âm trạch là nơi đặt thái miếu lăng tẩm. Bên cạnh Thăng Long tiếp tục được lựa chọn làm kinh đô, thì nhà Trần cũng cho xây dựng và phát triển hai trung tâm văn hóa, hai khu sơn lăng ở phía đông và nam kinh thành. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định Đông Triều là trung tâm văn hóa tín ngưỡng lớn, cùng với Thăng Long – trung tâm chính trị, kinh tế và Thiên Trường Long Hưng, nơi phát tích của nhà Trần. Tên cổ của Đông Triều là An Sinh, đến đời vua Trần Dụ Tông mới đổi tên, và trở thành khu di tích lịch sử nhà Trần hiện nay. Đây là khu di tích quốc gia đặc biệt gồm lăng mộ, đền, chùa, am tháp với 14 di tích trải rộng. Đây là vùng thánh địa linh thiêng mang đậm tinh thần lịch sử, văn hoá là nơi quê gốc nhà Trần. Từ thế kỷ 13, nhà Trần cho xây dựng Thái Miếu, thờ tự Tam tổ thánh Trần, là điểm di tích quan trọng bậc nhất. Đến cuối thế kỷ 14, nhiều lăng mộ vua Trần mới được di chuyển về Đông Triều. Khu di tích lịch sử nhà Trần bao gồm 3 nhóm, nhóm di tích đình miếu, nhóm di tích lăng tẩm và nhóm di tích chùa tháp. Đền miếu và lăng tẩm gắn với tông miếu của nhà Trần. Cùng với việc xây dựng lăng mộ, triều Trần còn xây dựng đền miếu để thờ cúng các bậc tiền đế, chùa chiền cũng theo đó mọc lên không ít. Nhưng khi ấy Đông Triều chỉ đóng vai trò khu sơn lăng, chưa trở thành trung tâm Phật giáo của Đại Việt. Phải đến khi vua Trần Nhân Tông xuất gia lên núi Yên Tử tu hành và sáng lập nên dòng thiền phái Trúc Lâm. Ông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Vào thời kỳ này, Đông Triều trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các đời vua Trần đã cho xây dựng ở đây hệ thống đền miếu, lăng mộ, chùa tháp dày đặc trong vùng cảnh quan có diện tích rộng lớn trải dài lên tận sườn núi Yên Tử. Chùa Ngọa Vân Hồ Thiên là nơi Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đăng đàn thuyết pháp, cũng là nơi gắn liền với sự nghiệp hoằng hóa Phật Giáo của nước Đại Việt, đào tạo những vị sư ở cấp độ cao hơn. Trên chùa Hồ Thiên còn có ngọn tháp đá 7 tầng mà đến nay kiến trúc của ngôi tháp vẫn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, người yêu thích lịch sử khắp nơi tìm đến tham quan, nghiên cứu. Chùa Quỳnh Lâm được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, sở hữu tượng Phật một trong An Nam tứ đại khí. Vườn tháp trong chùa và tháp đá mộ các thiền sư có kiến trúc độc đáo, một di sản văn hoá tiêu biểu không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà là của cả Việt Nam. Trải qua thời gian, thiên tai hủy hoại, chiến tranh tàn phá, nhiều công trình xưa ở khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều chỉ còn là phế tích. Tuy vậy những phế tích đó trong lòng người dân vẫn còn vẹn nguyên giá trị. An Sinh xưa, Đông Triều nay là nơi các vua nhà Trần thể hiện tư tưởng lá rụng về cội của dân tộc Việt. Những thứ còn hiện hữu hay cả những thứ chỉ còn trong lòng đất vẫn là di sản vượt thời gian không chỉ mang giá trị lịch sử của vương triều vang danh mà còn là minh chứng cho 700 năm tồn tại của nền Phật giáo thuần Việt. Nguồn: Báo du lịch Quảng Ninh
Quảng Ninh 1664 lượt xem
Di Tích Danh Thắng, Đường Yên Tử, Thượng Yên Công, Khu Du Lịch Yên Tử, Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam
Hiệp hội du lịch Quảng Ninh
Chỉ từ : Liên hệ
Giảm giá 0% 63Stravel Vip
Giá cuối cùng : Liên hệ
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 10% thành viên 63Stravel Vip )