Hãy đăng ký thành viên VIP của 63Stravel để được hưởng ưu đãi.
01 Nguyễn Thái Học , Huế
Loại nhà hàng Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế Chưa xác nhận
Đánh giá 5 () Xem bản đồ
Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Đặc sản địa phương
Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế Chưa xác nhận
01 Nguyễn Thái Học , Huế
Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip
5.0 (0 Đánh giá)
Xem tất cả
Với mong muốn mang đến không gian ẩm thực thuần Việt xưa, nhà hàng phục vụ các món ăn đậm chất quê nhà, đặc biệt mang hương vị của những món mẹ nấu. Với thời buổi cuộc sống bận rộn, chúng ta không thể hằng ngày trở về nhà để quây quần bên mâm cơm gia đình.
Đôi khi là sự vội vã trong bữa ăn trưa, là những ngày mệt mỏi không có thời gian chuẩn bị một bữa cơm hoàn chỉnh. Vậy thì hãy thử đến Chạn, nơi mà bạn nhất định sẽ bắt gặp hương vị quen thuộc của tuổi thơ.
Nhà hàng luôn đảm bảo mang đến cho bạn những món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng được chế biến từ nguyên liệu tươi mới, sạch sẽ. Trong không gian rộng rãi, thoáng mát đậm chất Việt Nam, món Việt của Nhà hàng Chạn sẽ sưởi ấm trái tim và mang đến sự hài lòng cho thực khách bốn phương.
Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố 70km theo hướng đi Đà Nẵng, nằm cạnh quốc lộ 1A và ôm ấp chân đèo Hải Vân. Giao thông là điều kiện thuận lợi khi bạn lựa chọn nghỉ dưỡng tại Lăng Cô. Sở hữu làn nước trong vắt bên dải cát trắng miền Trung, được bao bọc bởi đèo Hải Vân sừng sững nên vịnh có không khí dịu mát, quanh năm hiền hòa. Nếu như sóng biển Sầm Sơn ào ạt xô bờ cát trắng xóa, sóng biển Cửa Lò tĩnh lặng thì sóng biển Lăng Cô lại có màu sắc thật riêng, điềm đạm, nhẹ nhàng ùa vào lòng du khách, đem theo vị mặn mòi của biển, vị thanh thanh của gió biển và có lẽ là cả dáng dấp hiên ngang của đèo Hải Vân sừng sững nơi đó. Bình minh trên vịnh Lăng Cô, trong màu mây bàng bạc, ánh nắng vàng yếu của buổi sáng như tỏa lan xuống mặt nước, nhuộm vàng dãy đèo, hoen sang cỏ cây, hoa lá cùng màn sương mờ ảo, giăng mắc trong lòng kẻ ở người đi. Khung cảnh buổi sớm tràn đầy sức sống, phản chiếu cả tương lai tươi sáng của những con người nơi đây và của cả cảnh vật đã bám rễ ở đây. Chiều về, những mảng tối loang bắt đầu phủ lên cảnh vật, bóng tối chen lẫn những tia nắng vàng vọt cuối ngày khiến bức tranh ấy càng trở nên đa dạng, đôi lúc có nét khắc khoải, day dứt và luyến tiếc, nhưng đôi lúc lại rất lãng mạn, tựa như một sự sắp đặt vô thức của tạo hóa. Tạo hóa đã ban tặng cho nơi này một khung cảnh quyến rũ, với những đường cong mềm mại, uyển chuyển, cùng với vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, trở thành một trong 30 vịnh biển đẹp nhất trên thế giới. Nếu đã có dịp đặt chân đến vịnh Lăng Cô, hãy cho mình một cơ hội tham quan đầm Lập An, một bên là núi, một bên là đầm nước nông, không gơn chút sóng, thực sự thích hợp cho những du khách thích sự tĩnh lặng, mộng mơ, một khung cảnh tưởng như chỉ có trong thế giới cổ tích. Bên cạnh đèo Hải Vân hùng vĩ vẫn còn tồn tại những nét đẹp thật bình yên, dịu dàng như chính con người xứ Huế; khung cảnh hào hùng, in hằn một thời kì vang dội của đất kinh kì xưa cũ hòa lẫn trong sự e ấp, duyên dáng của những con người nơi đây, tất cả là đặc sản của một xứ Huế mộng mơ.
Thừa Thiên Huế
Tháng 3 đến tháng 11
1663 lượt xem
Trường Quốc học Huế được xây dựng từ năm 1896, tới nay đã có tuổi đời hơn 120 năm, đây cũng là nơi đào tạo ra rất nhiều vị lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Tổng Bí thư Trần Phú. Cố đô Huế dịu dàng và nên thơ làm xao xuyến biết bao trái tim ngay từ lần đầu “gặp mặt”. Vẻ cổ kính của cố đô Huế không giống với phố cổ Hội An, lại càng khác xa những bức tường rêu phong của Hà Nội. Huế mang một nét đẹp xưa cũ, trầm mặc và dịu dàng y như những người con của vùng đất này. Điểm thêm vào nét cổ kính, mơ mộng cho vùng đất kinh đô chính là ngôi trường lâu đời thứ ba tại Việt Nam – trường Quốc học Huế. Nằm trông ra phía dòng sông Hương thơ mộng với diện tích hơn 4000m2, trường không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng xuất sắc của học sinh và giáo viên mà còn thu hút nhiều ánh nhìn bởi nét kiến trúc độc đáo pha trộn của hai phong cách Á – Âu. Thưở ban đầu, trường Quốc học Huế có tên là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, vốn là trại lính thủy quân Hoàng gia được xây dựng theo kiểu nhà tranh vách đất, sau này được tôn tạo lại theo lối kiến trúc Pháp và trở thành trường học dành riêng cho nam sinh thời kì trước năm 1976. Bao bọc xung quanh là những bức tường được xây bằng gạch đỏ đậm nổi bật vẫn còn lưu hằn những vết tích của năm tháng. Trong khuôn viên trường còn có khu nhà nội trú cho hơn 70 học sinh đi học xa nhà có hoàn cảnh khó khăn để Nhà trường có thể chăm sóc tốt nhất cho đời sống sinh hoạt và học tập của các em. Sau thời kì Đổi mới, tới tháng 9/1989, một bức tượng đúc bằng thạch cao phủ bên ngoài một lớp đồng được đặt ngay chính giữa sân trường để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đều đặn biết bao nhiêu năm nay, cứ tới sáng thứ Hai đầu tuần, tất cả học sinh và cán bộ giáo viên hiện đang học tập và công tác tại trường Quốc học Huế đều trang nghiêm đứng dưới bức tượng và hát vang bản Quốc ca hào hùng dân tộc. Hiện nay, một dãy nhà đã được tu sửa và xây dựng thêm bể bơi, sân thể thao để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu học tập và đảm bảo sự an toàn của học sinh nhưng không làm ảnh hưởng nhiều tới kiến trúc toàn thể của ngôi trường. Trường Quốc học Huế cũng được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào tháng 3/1990. Trường Quốc học Huế – xứng đáng là một ngôi trường danh giá và là nơi ghi dấu lịch sử một thời nước ta. Những nét kiến trúc cổ kính của Pháp vẫn giữ nguyên vẹn và hiện tại vẫn nuôi dưỡng những ước mơ của rất nhiều thế hệ học sinh.
Thừa Thiên Huế
Từ tháng 1 đến tháng 12
1628 lượt xem
Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối. Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội. Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hoà của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn. Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu. Được xây phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái, mái giữa được lợp màu vàng, còn lại là 8 lợp mái xanh. Trước đây, Lầu Ngũ Phụng là nơi tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc! Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình. Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu. Cũng thuộc quần thể di tích cố đố Huế và nằm trong khu vực Hoành thành, Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Tả Vu & Hữu Vu,… Đến thăm quan Đại Nội Huế, bạn còn có thể tham gia đêm Hoàng cung được tổ chức định kỳ vào thứ Bảy hàng tuần. Trong đêm Hoàng cung ngập tràn ánh sáng, các nghi thức của cung đình xưa sẽ được tái hiện lại đầy chân thực và các hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo cũng được diễn ra. Đây sẽ là một điểm nhấn vô cùng thú vị cho hành trình khám phá Đại Nội Huế của bạn! Đặc biệt hơn nữa, mới đây Đại Nội Huế đã chính thức mở cửa đón khách thăm quan vào ban đêm từ 19 – 22h và đây chính là dịp để bạn thăm quan tìm hiểu Đại Nội cũng như “sở hữu” những bức ảnh tuyệt đẹp bên những công trình rực rỡ, lung linh ánh đèn.
Thừa Thiên Huế
Tháng 3 đến tháng 8
1646 lượt xem
Biển Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế 15km nên chỉ mất chừng 15 phút đi taxi hay nửa tiếng đi xe máy là bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi đây rồi. Cả 1km bờ biển Thuận An đến nay vẫn còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ với bờ cát trắng mịn trải dài, làn nước biển trong xanh. Tại đây tuy dịch vụ du lịch chưa được phát triển nhiều như bên Lăng Cô nhưng vẫn thu hút nhiều du khách đến khám phá. Một ngày tại bãi biển Thuận An Huế, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sự thay đổi muôn màu muôn vẻ của biển cả mênh mông. Khi phương đông hé những tia nắng đầu tiên, cả một vùng biển nhuốm một màu vàng óng. Lúc này, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi động, náo nhiệt nhưng cũng rất đỗi thân thuộc của các hoạt động mua bán hải sản. Sau một chuyến ra khơi, những chiếc thuyền chở đầy cá, tôm trở về trong niềm hân hoan, phấn khởi. Khi mặt trời đã lên cao, cả mặt biển mênh mông những con sóng màu bạc lấp lánh. Để rồi khi chiều tà, ta lại được chiêm ngưỡng một bức tranh hoàng hôn biển tuyệt đẹp – món quà vô giá đến từ mẹ thiên nhiên. Tuy chưa phát triển nhiều dịch vụ nhưng bạn hãy cứ yên tâm về khoản ăn uống khi đến với biển Thuận An Huế nhé! Bạn có thể thỏa sức thưởng thức hương vị tươi ngon của những món ăn chế biến từ hải sản do chính người dân địa phương đánh bắt được. Thật thú vị khi được cùng bạn bè vừa ngắm cảnh biển đêm, vừa thưởng thức hải sản trên bếp than nướng đỏ rực. Với vẻ đẹp hoang sơ vốn có, biển Thuận An đích thực là một điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa thích sự tìm tòi, khám phá. Trong tương lai, biển Thuận An hứa hẹn sẽ là điểm sáng trong bản đồ du lịch xứ Huế mộng mơ.
Thừa Thiên Huế
Tháng 3 đến tháng 8
1631 lượt xem
Với những bạn đam mê biển thì bãi biển Cảnh Dương sẽ là một sự lựa chọn không thể tốt hơn khi đến du lịch ở Huế. Đến đây bạn sẽ có cơ hội để trải nghiệm những điều mới lạ và thú vị và được đắm mình trong một bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp. Dù bãi biển cách khá xa trung tâm thành phố những nơi đây vẫn thu hút được nhiều du khách ghé qua. Bãi biển Cảnh Dương thuộc thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, thành phố Huế. Nơi đây được biết đến là khu biển vẫn giữ được nét hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên, giá rẻ rất thích hợp cho các bạn trẻ muốn khám phá trong hè này. Cách trung tâm thành phố Huế và Đà Nẵng khoảng 50km, để đến được đây, du khách sẽ phải di chuyển khoảng 1 tiếng lái xe. Bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy để tiện cho việc di chuyển thăm quan của bạn ở bãi tắm Cảnh Dương. Cung đường đi không quá khó kể cả những người lần đầu đến đây, nếu bạn di chuyển từ huế thì cứ chạy dọc theo Quốc lộ 1A hướng từ Huế – Đà Nẵng qua bảng “chốt kiểm dịch động vật & cảng Chân Mây” thêm 100m thì rẽ trái. Còn với những bạn đi từ hướng Đà Nẵng – Huế thì rẽ phải khoảng hơn 3km nữa là sẽ thấy ngay bãi biển. Với những bạn muốn tiết kiệm chi phí cho chuyến đi thì có thể lựa chọn xe buýt tuyến Huế – Đà Nẵng hoặc tuyến Đà Nẵng – Huế với chi phí 30.000 đồng/người để di chuyển đến đường vào cảng Chân Mây rồi thuê xe đi vào trong bãi biển. Tới đây, các bạn sẽ được hòa mình vào một bầu không khí trong lành, xua tan đi những mệt mỏi trong cuộc sống, thư giãn tâm hồn. Bãi biển Cảnh Dương Thừa Thiên Huế không chỉ nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên mộc mạc, nơi đây còn là địa điểm cho ra những bức ảnh độc đáo với cách trang trí siêu đẹp với con đường bằng đá, những chiếc xích đu rất dễ thương cho bạn tha hồ check-in. Với lợi thế về bãi biển rộng, nơi đây phù hợp với những buổi tiệc nho nhỏ hay cắm trại qua đêm trên biển bên bạn bè tạo ra những kỉ niệm tuyệt vời cho cả chuyến đi khám phá này. Du khách đến đây được hòa mình với thiên nhiên và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí như đá bóng, bóng chuyền, bi lắc, bơi, đốt lửa trại, BBQ…thuê xe đạp khám phá thôn Cảnh Dương, mua hải sản vào buổi sáng sớm. Chất lượng dịch vụ bãi biển Cảnh Dương Huế khá tốt cùng với dịch vụ thuê lều giá rẻ. Ở bãi biển có nhiều nhà hàng, khu vui chơi cho trẻ em, khu vệ sinh công cộng được trang bị đầy đủ tiện nghi. Chỗ cho thuê đồ căm trại có sẵn các trang thiết bị an toàn, hiện đại. Với những ai muốn trải nghiệm thử cảm giác cuộc sống giữa thiên nhiên bên những chiếc lều, ngắm sao và cảnh biển vào ban đêm tuyệt đẹp. Để có thể tham gia khám phá trọn vẹn về bãi biển tuyệt đẹp này, du khách có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ ra khơi, tận mắt xem ngư dân câu cá, câu mực trên biển. Một khung cảnh lãng mạn đem đến cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đây chắc chắn là một trải nghiệm du lịch kiểu mới gần gũi với thiên nhiên, đầy đủ tiện nghi đáng để bạn khám phá ngay trong hè này. Bãi biển nguyên sơ tuyệt đẹp ở đây sẽ giúp bạn tránh xa được sự ồn ào, náo nhiệt để thỏa sức vui chơi thoải mái. Đến bãi biển Cảnh Dương ở Huế, du khách không chỉ được trải nghiệm hoàn toàn mới, gần gũi với thiên nhiên và hòa mình vào các hoạt động thể thao vui chơi giải trí mà còn được thưởng thức những món ăn độc đáo của người dân nơi đây. Những món ăn ngon dân dã, mộc mạc được chế biến công phu và vẫn giữ nguyên được hương vị biển đặc trưng. Du khách bị lôi cuốn bởi những món hải sản tươi sống và giá cả bình dân như ghẹ hấp, mực nướng, cá hanh, tôm,…Đến đây bạn sẽ khó mà có thể kìm lòng trước những món ăn hấp dẫn này. Một đặc sản không thể không nhắc đến khi đi du lịch bãi biển Cảnh Dương đó chính là cua rang muối có hương vị đặc biệt là du khách ăn thử một lần sẽ khó quên. Ngoài những món hải sản, bạn cũng có thể thưởng thức món bánh tráng mè đen, vả trộn tôm chấy có vị hăng chát rất riêng do người dân địa phương nơi đây chế biến. Bãi biển Cảnh Dương đã trở thành một trong những điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho bất cứ ai muốn tận hưởng du lịch biển. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những bãi tắm, khu vui chơi cực kỳ hấp dẫn, mới lạ phù hợp với các bạn trẻ.
Thừa Thiên Huế
Tháng 3 đến tháng 11
1752 lượt xem
Đại Nội Huế có địa chỉ tại Đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, bên bờ sông Hương thơ mộng. Đại Nội Huế được xây dựng từ nửa đầu thế kỉ XX, đây là một trong số các di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta. Huế là vùng đất bình yên và thơ mộng, nên vua Gia Long đã lựa chọn nơi này để xây dựng công trình Đại Nội Huế vào năm 1803. Phải mất 30 năm, công trình này mới chính thức được hoàn thành trọn vẹn. Đại Nội Huế được xây dựng với lối kiến trúc cung đình Huế vì vậy từng đường nét, cách thức bài trí đều rất tinh xảo. Đại Nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng thành và Tử Cấm thành, mỗi khu vực lại bao gồm nhiều công trình khác nhau. Khu Hoàng thành gồm có cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ... 1. Khu Hoàng thành Cổng Ngọ Môn được xây dựng đồ sộ, hoành tráng với các đường nét hoa văn hết sức kỳ công, tinh xảo và vững chắc. Ngọ Môn không chỉ đơn giản là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế nên được thiết kế gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước xung quanh. Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế nhìn về phía Nam kinh thành và có 5 cửa, cửa chính ở giữa dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn và quan võ. Còn lại, khu vực hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu vua để bảo vệ cũng như hầu hạ vua. Điện Thái Hòa là một biểu tượng về quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn thời bấy giờ. Điện Thái hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong tổng thể Đại Nội Kinh Thành Huế, nơi đây cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều của triều đình nhà Nguyễn mà đa số đây đều là những buổi thiết triều quan trọng. Điện Thái Hòa sử dụng chất liệu là gỗ lim. Phần mái điện, cột… được điêu khắc hình rồng uốn lượn đầy tinh tế, tỉ mỉ. Chính giữa điện là ngai vàng của vua được đặt ở vị trí trang nghiêm, nơi vua ngồi trong các buổi thiết triều. 2. Khu Tử Cấm thành Đại Cung Môn là cửa chính (hướng Nam) vào Tử Cấm thành, gồm có 5 gian 3 cửa và được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, năm 1833. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua đi, mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Đại Cung Môn nhìn ra sân trước hướng ra Điện Thái Hòa, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, phía trên lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ 19. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều. Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều, nơi tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc. Điện Cần Chánh nằm thẳng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, đây là nơi để vua thiết triều. Điện Cần Chánh được xem là điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong toàn bộ Tử Cấm thành. Các bộ cột bằng gỗ lim, phần khung phía trên được trạm trổ tinh xảo, công phu. Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm thành của khu Đại Nội Huế, nơi đây sẽ dùng để nhà vua nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn . Thái Bình Lâu được xây dựng vào những năm 1919 do vua Khải Định khởi công được hoàn thành vào năm 1921. Trong số nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ được xem là một hệ thống kiến trúc cung điện mang tầm cỡ quy mô nhất ở Huế . Nơi đây là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu những người phụ nữ quyền lực ở bên cạnh vua. Đại Nội Huế là công trình có quy mô đồ sộ nhất lịch sử Việt Nam với thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng các hoạt động lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên tới hàng triệu mét khối. Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình miếu thờ, đền đài và cung điện nguy nga bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ kết hợp với nét kiến trúc độc đáo hứa hẹn sẽ là điểm đến mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Nguồn: Cổng thông tin du lịch Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế 1833 lượt xem
Hổ Quyền là đấu trường cổ, thuộc thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây từng diễn ra những trận chiến sinh tử giữa voi và hổ dành cho vua cùng dân chúng thưởng lãm. Các trận đấu này vừa mang tính giải trí vừa là cách để triều đình rèn luyện tượng binh. Trước khi xây dựng đấu trường Hổ Quyền, các trận chiến sinh tử giữa voi và hổ dưới thời nhà Nguyễn được tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Trong giai đoạn này, có rất nhiều sự cố nguy hiểm liên quan đến trận đấu. Vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chứng kiến một cuộc đấu đẫm máu với 40 con voi tàn sát 18 con hổ. Đặc biệt, một con hổ đã tát ngã người quản tượng, sau đó ông lại bị chính con voi mình huấn luyện giẫm chết. Đến thời vua Minh Mạng, khi nhà vua đang ngồi xem giao đấu trên sông Hương thì một con hổ đã bơi về phía thuyền rồng, may mắn là có đội quân hộ giá kịp thời. Chính vì vậy, vào năm Minh Mạng thứ 11 tức năm 1830, vua đã cho xây dựng một đấu trường kiên cố tại vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, thuộc phía Tây kinh thành. Hổ Quyền được xây dựng theo hình vành khăn với hai vòng tường thành. Vòng trong có chiều cao 5.9m, vòng ngoài cao 4.75m, nghiêng góc 15 độ tạo thế vững chãi. Chu vi phía tường ngoài là 140m, phần đường kính lòng chảo là 44m. Hổ Quyền được tôn tạo bởi gạch vồ, vôi vữa và đá thanh. Khán đài được chia làm 2 nơi, cho vua và quan dân, binh lính. Nơi vua ngồi nằm ở phía Bắc, được xây cao hơn các vị trí khác. Bên trái là 24 bậc cấp dành cho hoàng tộc và đại thần. Bên phải dành cho quan và binh lính phẩm cấp thấp hơn. Đối diện khán đài là hệ thống 5 chuồng cọp có các cửa gỗ đóng mở bằng cách kéo dây từ phía trên xuống. Trên tường thành còn một cửa cao 8 thước, rộng 7 tấc là nơi đưa voi vào trường đấu. Nghi thức tổ chức trận đấu giữa voi và hổ tại Hổ Quyền rất trang trọng. Xung quanh đấu trường có bày nghi trượng, cờ lọng. Binh lính cầm khí giới cung kính đứng hai bên đường đã sẵn trải chiếu hoa để chào đón nhà vua. Đến chính ngọ, vua và đoàn tùy tùng sẽ ngự thuyền rồng đến. Khi thuyền gần sát bờ sông, vua rời thuyền, sang kiệu che bốn lọng vàng cùng bốn tàn vàng. Đi phía trước sẽ là lính ngự lâm, phía sau theo thứ tự là thị vệ cầm cờ tam tài, cờ ngũ hành, cờ nhị thập bát tú, gươm tuốt trần và đến cuối cùng là đội nhạc cung đình. Trận tử chiến tại đấu trường Hổ Quyền diễn ra hằng năm và kết thúc khi voi quật chết hổ. Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia ngày 26/9/1998. Nguồn: Cổng thông tin du lịch Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế 1779 lượt xem
Nhà Lưu Niệm Bác Hồ ở số 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan, Phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ nhất từ 1895 - 1901. Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An, năm 1895 ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi sau, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Để có điều kiện chăm sóc con cái, và gia đình cũng là nguồn động viện ông trong những tháng ngày đèn sách, ông về quê, cùng vợ là bà Hoàng Thị Loan đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế. Nhờ người quen giới thiệu, ông thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay). Tại ngôi nhà này, Cậu Nguyễn Sinh Cung (Tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã sống những năm tháng hạnh phúc cùng gia đình: Người cha mẫu mực nhưng nghiêm khắc, đêm ngày chuyên tâm chăm lo việc đèn sách; người mẹ hiền từ, đảm đang, tảo tần bên khung cửi và niềm vui khi đón em Nguyễn Sinh Xin chào đời. Nhưng tại ngôi nhà này cũng in đậm trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc khát sữa của em thơ. Và sự yêu thương, đùm bọc của bà con nghèo xứ Huế. Nghĩa tình sâu nặng đó chính là những giá trị văn hóa góp phần hình thành nhân cách đạo đức và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Người suốt đời phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế, với mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa “thượng song, hạ đố”; nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901). * Nhà lưu niệm Bác Hồ tại đường Mai Thúc Loan, Ngôi nhà đã được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 02/02/1993. * Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định xếp hạng Hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế là di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. (gồm 4 di tích đã được xếp hạng Quốc gia trước đây là: Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan; Địa điểm Trường Quốc Học Huế; Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ và Đình làng Dương Nỗ). Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế 1767 lượt xem
Lăng Gia Long nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm Tp Huế 16km. Lăng Gia Long là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Kiến trúc lăng có vẻ đơn sơ nhưng hoành tráng. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn, nhỏ, trong đó có Ðại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng, hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng, báo hiệu khu vực lăng. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng, rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm "tả thanh long" và bên phải có 14 ngọn làm “hữu bạch hổ”. Tổng thể lăng được chia làm 3 khu vực: Chính giữa là lăng mộ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Qua khỏi sân chầu có các hàng tượng đá uy nghiêm và bảy cấp sân tế là Bửu Thánh ở đỉnh đồi. Trong Bửu Thánh có 2 ngôi mộ đá được sáng tác theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” biểu tượng cho hạnh phúc và thuỷ chung. Bên phải là khu tẩm điện mà điện Minh Thành là trung tâm nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Trước đây trong điện Minh Thành có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của Gia Long. Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn tấm bia lớn ghi bài “Thánh Ðức Thần Công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo. Ngoài ra còn có các lăng phụ cận trong khu vực này như lăng Quang Hưng (bà vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần), lăng Vĩnh Mậu (vợ chúa Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn); lăng Toại Thánh (vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Luân và là thân mẫu của Gia Long),...lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng, bên cạnh có điện Gia Thành dùng để thờ. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan. Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, tên húy là Chủng, sinh năm 1762, con thứ ba của Nguyễn Luân. Năm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 12 tuổi, theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa thu năm Ðinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận, Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu, rồi sau chạy sang ẩn náu nhờ bên đất Xiêm. Tháng 7/1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản còn ít tuổi. Nguyễn Phúc Ánh đã tổ chức tấn công và tiêu diệt nhà Tây Sơn. Ông lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long đóng đô tại thành Phú Xuân (Huế) và đặt tên nước là Việt Nam. Ngày Ðinh Mùi tháng 12 năm Kỷ Mão (1819), Gia Long mất, thọ 59 tuổi, ở ngôi chúa 25 năm, ở ngôi vua 17 năm. Lăng Gia Long (hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng) là nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn. Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Thừa Thiên Huế 1741 lượt xem
Lăng Tự Đức có địa chỉ tại Phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km. Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi. Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, nơi nhà Vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách. Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của Vua nhưng nay dùng để thờ phụng Vua và Hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của Vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ Vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để Vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của Vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi Vua yên nghỉ. Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình. Công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 29/4/1979. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế 1732 lượt xem
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )
( Giảm giá 5% thành viên 63Stravel Vip )