Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Mộ cụ Đỗ Thúc Tịnh

Mộ cụ Đỗ Thúc Tịnh

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 20km về phía tây nam, trên trục quốc lộ 14B, có một ngôi làng mang tên La Châu. Nơi đây là quê hương của vị khoa bảng nổi tiếng thời Tự Đức, tiến sĩ Đỗ Thúc Tịnh. Mộ Đỗ Thúc Tịnh hiện tọa lạc tại thôn Hương Lam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. Đỗ Thúc Tịnh là một vị tiến sỹ đầu tiên và duy nhất của huyện Hoà Vang thời Phong kiến, một vị quan yêu nước, một nhà nho mẫu mực, một danh nhân xứ Quảng. Khi ông mất, Vua Tự Đức đã truy phong ông là: "VĂN VÕ TOÀN TÀI ĐẠI TƯỚNG CÔNG”. Thân thế và sự nghiệp của ông được Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi chép trong các bộ sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên và Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên phần Chư Thần Liệt Truyện. Đỗ Thúc Tịnh, có sách viết là Tĩnh, tự Cấn Trai, người làng La Châu, nay thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, sinh ngày 20-2-1818. Thông minh hiếu học từ nhỏ, đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ (1846), năm 1848, thi Hội trúng đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Được bổ Tri phủ Thiệu Hóa (Thanh Hóa), nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông xin về quê cư tang mẹ, ba năm sau mới ra làm việc trở lại. Năm 1853, được bổ Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hòa). Chính lúc này ông mới có dịp thi thố sở học và bộc lộ phẩm cách của một vị quan thanh liêm, giàu lòng yêu nước, yêu dân. Ngoài nho học, ông còn tinh thông về nghề thuốc, địa lý và kinh dịch. Đất Diên Khánh vốn khô cằn, dân đói khổ, lại thêm nan cọp quấy hại. Khi ông về nhận chức, đã tổ chức lại đời sống và sản xuất, bày kế bẫy cọp, sửa sang đường sá, cấp công cụ, trâu bò, mở rộng khai hoang, mộ dân lập ấp. Dân Diên Khánh được hưởng ân đức ấy, đương thời người ta gọi ông là “Đỗ phụ” (người cha họ Đỗ). Năm 1854, có chỉ triệu ông về kinh làm Giám sát ngự sử, nhưng vì dân làm đơn xin lưu lại, nên nhà vua đổi ông sang hàm Thự Thị độc, cho giữ chức vụ cũ. Chưa bao lâu sau, lại có chiếu bổ ông làm Viên ngoại lang bộ Binh, nhưng lần này quan tỉnh thấy việc mộ dân lập ấp đã sắp xong, xin cho lưu lại làm nốt. Vua lại dụ rằng: "Thúc Tĩnh là người thanh liêm cần cán vào hạng nhất trong hàng phủ huyện, cho thực thụ Thị độc (song) vẫn lưu lại đấy làm việc để khuyến khích cho những viên quan tốt" . Việc xong, quan tỉnh tâu lên, ông được thăng chức Hồng lô tự khanh. Sau đó, ông lần lượt trải các chức: Án sát Khánh Hòa, Bố chính Khánh Hòa, rồi Biện lý bộ Binh. Tháng 8 năm 1858, tàu Pháp nã đại bác đánh phá Đà Nẵng. Gặp sự cản ngăn quyết liệt của quân đội Việt, quân Pháp bèn tiến vào Nam, và đánh hạ thành Gia Định vào tháng 2 năm 1859. Căm tức, Đỗ Thúc Tĩnh liền dâng sớ xin vào nơi đấy để đánh đuổi quân xâm lược. Vua khen là người trung nghĩa, khẳng khái, cho sung làm Khâm sai. Lại cấp cho ông 30 lạng bạc và ngựa trạm để đến hai tỉnh là Vĩnh Long và Hà Tiên, tuyên chỉ dụ cho sĩ dân, đồng thời chiêu mộ nghĩa dũng; sau đó, sẽ hợp lực cùng Tổng đốc Trương Văn Uyển và Tuần phủ Phan Khắc Thận bàn bạc việc quân. Thấy ông làm được một số việc, vua Tự Đức chuẩn cho ông làm Tuần phủ Định Tường. Ở đây, ông xin cho triệu tập binh sĩ, tích trữ lương thực, chọn chỗ hiễm để lập đồn. Lại xin thuê những người nước ngoài (như người nhà Thanh) ở Gia Định để làm nội ứng mặt thủy và mặt bộ. Vua xem sớ rồi dụ rằng: “Thúc Tĩnh xem xét tình hình, trù nghĩ phương lược...Tuy còn đương lắng chờ cơ hội, chưa thể vội và đem dùng, nhưng vì nước làm việc như vậy là có lòng trung thành, (biết) mưu tính sâu xa. Thương tình nhà ngươi vất vả, cho thăng Lại bộ Thị lang, (song) vẫn lĩnh chức cũ" Giữa lúc đang cáng đáng trách nhiệm nặng nề, thì chẳng may ông bị bạo bệnh, mất tại quân thứ Vĩnh Long ngày 26 tháng giêng Nhâm Tuất (21-2-1862). Ông được vua Tự Đức truy tặng Tuần vũ Định Tường và phái đại diện đến tận nhà thay mặt vua phúng điếu. Thi hài ông được đưa về an tán tại làng Hương Lam, bên cạnh làng La châu, huyện Hòa Vang. Năm 2007 mộ cụ Đỗ Thúc Tịnh được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 45/2007/Quyết Định -Bộ Văn Hóa Thông Tinh của Bộ trưởng Văn Hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng 77 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia.

Mở cửa

Khám Phá Đà Nẵng

LĂNG MỘ ÔNG ÍCH KHIÊM

Đà Nẵng 2624

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Đà Nẵng 2476

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đại Nam

Đà Nẵng 2404

Di tích cấp quốc gia

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Đà Nẵng 2303

Di tích cấp quốc gia

Đình Hải Châu

Đà Nẵng 2242

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Túy Loan

Đà Nẵng 2136

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Bồ Bản

Đà Nẵng 2122

Di tích cấp quốc gia

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng 2117

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ PHÁI CHƯ TỘC QUÁ GIÁNG

Đà Nẵng 1964

Di tích cấp quốc gia

Di tích Thành Điện Hải

Đà Nẵng 1956

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật