Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Bến Tre 314 lượt xem
Bên cạnh các dịch vụ nghỉ dưỡng tại Bến Tre, khu du lịch Phú An Khang cũng đem đến cho mọi người những khoảnh khắc vui vẻ với nhiều hoạt động giải trí, trải nghiệm mang đậm nét văn hóa miền sông nước
Với diện tích hơn 3 hecta nơi đây như một thế giới bình yên, tĩnh lặng hoàn toàn riêng biệt với không khí ồn ào và bụi bặm của thành phố bên ngoài
Khu du lịch Lan Vương là một địa điểm tham quan và vui chơi giải trí vô cùng thú vị tại Bến Tre. Khu du lịch Lan Vương nằm tại tỉnh lộ 887, thuộc địa phận ấp 2, xã Phú Nhuận, cách thành phố Bến Tre khoảng 5km. Từ những mảnh ruộng hoang sơ đã được thiết kế tạo thành Khu Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch sông nước miệt vườn thu hút đông đảo du khách gần xa. Du lịch Bến Tre, đến với Lan Vương bạn không chỉ được thưởng thức những đặc sản của Bến Tre mà còn được tận hưởng không khí trong lành không ồn áo khói bụi, hòa mình vào thiên nhiên xanh mát với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ. Các trò chơi giải trí tại khu du lịch Lan Vương đều mang đậm chất dân dã đặc trưng của vùng miền Tây sông nước: Câu cá và giăng lưới bắt cá, bơi thuyền, tát mương bắt cá, lội ruộng bắt cua, bắt ốc. Không gian rộng lớn thoáng đãng của một vùng quê xứ dừa chắc chắn sẽ làm du khách xao xuyến. Ngoài ra bạn còn được tham quan vườn bưởi da xanh trỉu quả, trại nuôi heo rừng lai, trang trại nuôi dê… Đến với Lan Vương bạn tha hồ thưởng thức các loại trái cây như: mận An Phước, xoài Đài Loan, mít tứ quý, chùm ruột, khế… Ngoài ra, du khách có thể mua sắm các đồ thủ công mỹ nghệ hay thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng Nam Bộ tại nhà hàng trong khu du lịch. Không chỉ là một điểm vui chơi giải trí mà khu du lịch Lan Vương còn là địa điểm dã ngoại, cắm trại của rất nhiều hộ gia đình cũng như các nhóm. Ẩm thực tại Khu du lịch Lan Vương cũng khá là đặc biệt, không phải là những món cao lương mỹ vị mà chỉ là những món ăn vùng quê giản dị, mộc mạc. Những món ăn này đều được làm từ nguyên liệu do chính du khách tham gia vào hoạt động câu cá hay bắt cá mà tìm được và nhiều món ăn đặc trưng Nam bộ như: Cá lóc nướng trui, tôm luộc nước dừa, gà thả vườn…tại các chòi lá và nhà dài được lợp bằng lá dừa nước gần gủi với thiên nhiên lại không kém phần sang trọng.
Bến Tre 1601 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Khu du lịch Làng Bè Bến Tre nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa lắm, chỉ khoảng 75km nên rất phù hợp cho những chuyến đi ngắn ngày. Tọa lạc ở số 81B/6B ấp An Thới, xã An Khánh, huyện Châu Thành, khu du lịch Làng Bè được xem là một trong những địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng vô cùng hút khách, đặc biệt là vào dịp hè hay cuối tuần. Sở dĩ có tên gọi là Làng Bè vì khu du lịch sinh thái nức tiếng này gắn bó mật thiết với nghề nuôi cá bè của người dân bản địa. Nơi đây chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng với khung cảnh miệt vườn, sông nước hữu tình đặc trưng miền Tây, nhiều hoạt động giải trí thú vị cùng vô vàn món ăn ngon đang chờ đợi bạn thưởng thức. Khu du lịch Làng Bè có khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy vậy, theo kinh nghiệm khám phá xứ dừa của nhiều bạn trẻ thì khoảng thời gian thích hợp nhất vẫn là mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8). Bởi vì đây là lúc thời tiết khô thoáng, nắng đẹp, hầu như không mưa, cực kỳ thuận lợi để bạn di chuyển, thăm thú sông nước cũng như trải nghiệm nhiều hoạt động ngoài trời khác. Hơn thế nữa, thời điểm này là mùa thu hoạch trái cây ở miền Tây nên bạn còn có thể thưởng thức vô vàn loại hoa quả nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng, mít, bưởi, chôm chôm… trong các miệt vườn tại khu du lịch Làng Bè. Vì khu du lịch Làng Bè nằm khá gần Thành phố Hồ Chí Minh nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe khách hoặc xe máy đều được. Nếu đi xe khách thì bạn nên lựa chọn các nhà xe chạy tuyến bến xe Miền Tây đi Bến Tre có chất lượng và độ uy tín cao như Thành Bưởi, Phương Trang, Minh Tâm… Tuy nhiên, vì đường đến khu du lịch cũng khá đơn giản nên bạn có thể đi bằng xe máy để tiện lợi và chủ động hơn. Khởi hành từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn di chuyển về miền Tây theo đường Quốc lộ 1A - Tỉnh Long An -Tỉnh Tiền Giang - Cầu Rạch Miễu - Địa phận tỉnh Bến Tre - Cầu Cá Chuối - Khu du lịch Làng Bè . Còn nếu bạn đi theo lộ trình xuất phát từ dưới chân cầu Rạch Miễu thì sẽ rẽ vào cung đường hướng về khu du lịch Cồn Phụng, tiếp tục di chuyển đến khi gặp tấm biển chỉ dẫn thì rẽ phải qua cầu Cá Chuối. Từ đây bạn chỉ cần chạy thẳng thêm một đoạn ngắn là sẽ đến được khu du lịch Làng Bè. Vừa đặt chân đến khu du lịch Làng Bè, bạn sẽ ngay lập tức sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên quá đỗi nên thơ, hữu tình nhưng lại mang một nét gần gũi, thân quen đến lạ. Khu du lịch sinh thái này tọa lạc ngay bên cạnh bờ sông và được đầu tư thiết kế trông như một làng quê miền Nam Bộ thu nhỏ với phong cảnh thiên nhiên hết sức bình dị, mộc mạc đậm chất xứ dừa Bến Tre. Dạo quanh khu du lịch, bạn chắc chắn sẽ phải lòng những con đường làng dung dị, căn nhà tranh mái lá bên mép nước, những trảng cỏ xanh rì cùng hàng dừa nước vi vu trong gió mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu. Hơn thế nữa, khu du lịch Làng Bè còn sở hữu bầu không khí trong lành, thoáng đãng, tách biệt hẳn với khói bụi, ồn ào chốn đô thị nên rất phù hợp để bạn tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời giữa chốn làng quê yên bình hiếm có. Vì nơi đây nằm gần quần thể cù lao tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng trứ danh nên trên đường vãn cảnh, bạn cũng thể kết hợp thăm thú các điểm đến này. Một trong những hoạt động sôi nổi và được ưa chuộng nhất ở khu du lịch Làng Bè chính là tham gia các trò chơi dân gian. Tại đây có cả một danh sách trò chơi đa dạng cho bạn thỏa sức khám phá như đi cầu lắc, đu dây đơn, đu dây nhóm, chạy xe qua cầu khỉ, tát mương bắt cá, làm trái nổ bằng đất sét, chèo xuồng, quấn kèn lá dừa… Những trò chơi này đảm bảo sẽ mang đến cho bạn cảm giác như được sống lại một thời tuổi thơ tinh nghịch, đáng yêu và khó quên của mình. Tuy không rộng lớn và trù phú như vườn trái cây Cái Mơn hay Vĩnh Kim nhưng trong khu du lịch Làng Bè cũng có một khu vườn hoa quả khá sum suê, tươi tốt. Nếu đến đây du lịch vào đúng mùa trái chín (khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm) thì bạn không chỉ có thể tham quan, ngắm cảnh vườn mà còn được hái ăn đủ loại trái cây ngon ngọt, thơm phức. Còn nếu muốn mua về thì bạn hãy liên hệ với nhân viên của khu du lịch để cân ký và tính tiền. Là xứ sở của cây dừa và nhiều sản vật miền sông nước trứ danh, khu du lịch Làng Bè chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những món ngon ấn tượng. Thật vậy, tại đây phục vụ đủ các món đặc sản nức tiếng của ẩm thực Bến Tre như gỏi củ hủ dừa, gà nướng muối ớt, cá tai tượng chiên xù, lẩu tôm càng, đuông dừa, cơm dừa… Một lưu ý nho nhỏ là nếu đi theo nhóm đông người thì bạn hãy nhớ đặt bàn và gọi món trước nhé. Bởi vì như vậy sẽ giúp các nhân viên chuẩn bị món ăn một cách chu đáo nhất và ngay khi nhóm bạn vui chơi, tham quan xong là sẽ được dùng bữa ngay chứ không cần chờ lâu.
Bến Tre 1552 lượt xem
Từ tháng 6 đến tháng 8
Những con sông trĩu nặng phù sa với những vườn cây xanh trĩu quả đã là thương hiệu của các tỉnh miền Tây. Một trong những tỉnh ở miền Tây Nam Bộ phát triển loại hình du lịch sinh thái hái trái cây tại vườn đó chính là Bến Tre. Ghé thăm vườn trái cây Cái Mơn, huyện Chợ Lách bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng về sự xanh tươi và trù phú mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng riêng cho vùng đất này. Miệt vườn trái cây Cái Mơn – Chợ Lách được mệnh danh là “vương quốc trái cây, cây giống và hoa kiểng” của tỉnh Bến Tre. Vùng đất này hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp của một vùng quê thuần chất Nam Bộ và những con đường làng thơ mộng uốn quanh những thảm vườn xanh mát, bạt ngàn hoa trái… Muốn tìm đến vườn cây ăn trái Cái Mơn, hãy hỏi đường đến xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, hướng theo quốc lộ 60, đi khoảng 4 cây số đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc. Sau đó tiếp tục rẽ phải, đi theo đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 khoảng 10 km nữa là tới. Theo những người lớn tuổi trong làng trái cây Cái Mơn kể lại, tên gọi này đã có từ rất lâu đời, trước tên xã Vĩnh Thành. Từ “Cái” trong Cái Mơn có nghĩa là con rạch lớn. Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Người miền Nam hễ những gì to, lớn cũng được xem là Cái ví dụ như đường cái, nhà cái…“Mơn” là từ đọc chệch của từ “Mun” (tiếng Khmer có nghĩa là mật ong). Nhà văn Sơn Nam, một người chuyên viết về văn hóa Nam Bộ cho rằng, ngày xưa, hai bên bờ con rạch ở vùng đất Cái Mơn này có rất nhiều mật ong vì đây là xứ trồng cây trái xum xuê, quanh năm hoa trái đầy cành nên thu hút ong về làm tổ, hút mật. Vì thế tên Cái Mơn bắt nguồn từ ý nghĩa như vậy. Các vườn cây trái Cái Mơn được bao bọc giữa bốn bề sông nước của dòng Cổ Chiên và Hàm Luông nên quanh năm khí hậu ôn hòa, cây lá xum xuê, tươi tốt. Nơi đây trở thành miệt vườn trù phú với các loại trái cây ngon nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long như chôm chôm, bưởi, xoài, nhãn, mận…và đặc sản sầu riêng Cái Mơn cơm vàng hạt lép. Du khách có thể ghé miệt vườn Cái Mơn bất cứ dịp nào trong năm mùa nào quả nấy. Hằng năm, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ hội trái cây ngon – an toàn Chợ Lách vào mùa hè, thường vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), đây cũng là thời điểm lý tưởng để khách du lịch yêu thích trái cây tìm về tham quan, thưởng thức. Đến miệt vườn Cái Mơn – Chợ Lách, bạn sẽ bị hấp dẫn và lôi cuốn ánh nhìn ngay từ lúc bước chân vào vườn. Những chùm trái xum xuê, oằn cành dường như muốn “lấn chiếm” cả không gian của những chiếc lá. Những vườn sầu riêng sai trái, những vườn chôm chôm chín đỏ trĩu cành, những vườn dâu trĩu quả lủng lẳng từng chùm, rồi bòn bon, măng cụt, cam, quýt, xoài, bưởi, nhãn… Thật không sai khi nói nơi đây là vương quốc, là vựa trái cây lớn nhất của Bến Tre nói riêng, miền Tây Nam Bộ nói chung. Thế mới thấy thiên nhiên quá ưu ái cho vùng đất Cái Mơn – Chợ Lách, thế mới biết người nông dân vùng đất này kiên nhẫn và tài giỏi như thế nào mới có thể chăm sóc và tạo nên những vườn cây ăn trái xum xuê, oằn cành như vậy. Không chỉ được đi dạo trong vườn, du khách còn được thưởng thức trái cây ngay tại chỗ và tùy chọn mua về làm quà cho người thân nữa. Đặc biệt, theo chân nhà vườn các bạn còn được giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc từng loại cây trái để có được những mùa quả năng suất và chất lượng nhất. Một điều rất thú vị khi du lịch Miền Tây, đến tham quan vườn trái cây Cái Mơn, những du khách muốn ở lại, có thể nghỉ lại homestay (ở nhà dân). Đây có thể nói là những trải nghiệm thú vị mà bất cứ du khách nào. Du lịch vườn trái cây Cái Mơn, du khách còn được thử qua nhiều đặc sản địa phương đậm chất Nam Bộ như bánh xèo nhân hến hoặc ốc gạo, tép dặm,… Hay là lắng nghe những giai điệu đờn ca tài tử du dương, ngọt ngào và sâu lắng. Trải nghiệm một cuộc sống bình dị, dân dã khi tham gia vào các hoạt động sản xuất, sinh hoạt cùng những người dân vùng quê sông nước. Không chỉ có những vườn trái cây trĩu quả thì, Cái Mơn còn được biết đến là xứ sở của nhiều loại hoa kiểng như vạn thọ, cúc đại đóa, hoa giấy, thược dược, cẩm chướng, cúc mâm xôi,… Mỗi năm, tại làng hoa Cái Mơn cung cấp cho thị trường cả nước hàng trăm giống hoa kiểng, cây kiểng quý các loại. Cái Mơn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sản sinh nhiều người tài cho đất nước, trong đó có danh nhân Trương Vĩnh Ký, một trong những nhà bác học nổi tiếng thế giới vào thế kỷ 19, nay vẫn còn nhà bia tưởng niệm đón khách thăm viếng. Phía đối diện là Nhà thờ Cái Mơn, một trong những nhà thờ cổ xưa và lớn nhất Nam bộ, được xây dựng vào năm 1872; tháp chuông 09 tầng, cao 56,52m với 06 chuông đồng được đúc tại Pháp có tổng trọng lượng lên đến 4.000 kg… là điểm tham quan không thể bỏ qua. Rất nhiều du khách đến Cái Mơn đều có chung nhận xét đây là vùng “đất lành chim đậu” và thật khó quên Cái Mơn bởi ở đó có những con người rất hiếu khách, chân chất, đôn hậu đến lạ thường.
Bến Tre 1615 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nếu có dịp về thăm xứ dừa Bến Tre, bạn đừng quên đến Vàm Hồ là sân chim lớn nhất của tỉnh Bến Tre để khám phá thiên nhiên kỳ thú, lắng nghe và nhìn tận mắt ngắm nhìn những đàn chim bay lượn trên bầu trời. Sân chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc địa phận các xã Mỹ Hòa, Tân Mỹ và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có diện tích trên 67ha. Từ trung tâm tỉnh Bến Tre có nhiều con đường dẫn đến Khu du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ đậm dấu ấn rừng ngập mặn. Trong đó tuyến đường thuận tiện nhất: qua Giồng Trôm đến Tân Xuân, huyện Ba Tri, lộ trình khoảng 30 cây số. Thời điểm mà khách du lịch Bến Tre ghé đến tham quan đông nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 4, chim bắt đầu tụ tập về đây sinh sản, có thể thấy rõ trên các ngọn đước, bần, mắm nặng trĩu những tổ chim. Đến tháng 8 chúng lại bay đi nơi khác. Tập quán này được giữ nguyên hàng chục năm qua. Sân chim Vàm Hồ là khu vực hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, có giá trị sinh học cao và tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái. Du lịch Bến Tre, đến Sân Chim Vàm Hồ, quý khách sẽ được trải nghiệm đi xuồng len lỏi vào những cánh rừng già xanh mát và rộn rã tiếng chim. Tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai. Hiếm thấy nơi đâu lại hoang sơ, đẹp chân chất, nhiều chim muôn, thủy sản như ở đây. Hiện nơi đây đang sở hữu trên 120 loài chim quý hiếm như: cò, vạc, cồng cộc, diệc xám, quắm trắng, le le… cùng nhiều loại thú hoang như trăn, rắn, sóc, chồn, dơi, kỳ đà… Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, độ cao trung bình 1,25 mét so với mực nước biển nên an toàn với triều cường hàng năm. Thảm thực vật Vàm Hồ có dừa nước, chà là, đước, mắm… ở tầng cao, rất lý tưởng cho các loài chim cư trú; còn ở tầng thấp gồm các loại cây chiếm ưu thế như đước đôi, bụp tra, ô rô, cóc kèn, rau muống biển, lau sậy… rất thuận tiện cho cò, vạc làm tổ sinh sản. Bên trong vườn chim là hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện nên tôm, cá rất nhiều, chủ yếu là cá bống kèo, cua, tôm đất… là nguồn thức ăn phong phú cho các loài chim, cò ở đây. Đến thăm Nông trại du lịch – Sân Chim Vàm Hồ, du khách còn được thăm khu căn cứ kháng chiến xưa từng nuôi giấu bao đoàn quân cách mạng trong lòng đất; được tham gia một số trò chơi dân dã như: đi cầu khỉ, đi dây qua hồ, đạp xích lô mi ni, trò chơi đánh đu xưa… Nơi đây cũng phát triển khu vực trồng nhiều loại trái cây nhiệt đới cho trái quanh năm, để du khách thưởng thức các loại trái cây như bưởi, mít, đu đủ, mãn cầu xiêm,…được trồng hữu cơ không phân thuốc hóa học, do chính tay bạn hái xuống. Sau khi ngắm thiên nhiên đầy chim muông thú vị, khách có thể dừng chân tại nhà hàng, thưởng thức các món ăn ngon do chính những người dân khéo léo nơi đây chế biến: lẩu bần, cá kho nồi đất, bánh xèo, mắm tếp thịt ba chỉ, các loại bánh dân gian… Thú vị nhất là vào buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn du khách sẽ được nghe bản “giao hưởng” thú vị của hàng ngàn con chim đủ loại từ các nơi bay về ríu rít bên nhau sau một ngày bay đi kiếm ăn khắp bốn phương và cả tiếng kêu của đàn vạc chuẩn bị vỗ cánh đi kiếm ăn vào ban đêm. Sân chim Vàm Hồ là một tài sản quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Bến Tre. Ðến đây, du khách sẽ tận hưởng được không khí trong lành, cũng như được khám phá nhiều điều thú vị của rừng ngập mặn, được dịp tìm hiểu đời sống của các muông thú, đồng thời du khách còn tìm thấy ở đây vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng nền văn minh lúa nước nơi có lắm sông rạch, miệt vườn.
Bến Tre 1783 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Bến Tre là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa quanh năm cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt trĩu nặng phù sa. Với những vườn cây ăn trái sum suê, những vườn dừa bạt ngàn xanh mát, Bến Tre đã thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước mang đậm cái tình của bà con nơi đây. Trong đó Cồn Phụng, là một trong những điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng nhất. Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm. Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái. Khoảng cách di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Bến Tre sẽ mất khoảng 1,5-2 tiếng đồng hồ. Bạn di chuyển qua cầu Rạch Miễu, rẽ trái sẽ có đường ven sông, ở đây có một bến phà chở bạn ra Cồn Phụng. Nếu không bạn có thể đến bến tàu ở Mỹ Tho, rồi tùy vào số người mà thuê tàu thuyền để đi Cồn Phụng. Với phong cảnh sông nước hữu tình, miệt vườn trù phú cùng nhiều hoạt động và dịch vụ hấp dẫn, hằng năm Cồn Phụng đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đến khám phá và trải nghiệm. Khi nhắc đến Cồn Phụng – Bến Tre, không thể không nhắc đến công trình kiến trúc Đạo Dừa gắn với giai thoại của giáo chủ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. Nơi đây có nhiều kiến trúc độc đáo vẫn còn lưu giữ như: sân Chín Rồng, tháp Hòa Bình, phòng truyền thống giới thiệu về đất và người Bến Tre… Trải qua 50 năm xây dựng, khu di tích vẫn giữ nguyên được nét đẹp nguyên bản của nó. Đi sâu bên trong, du khách được bước vào “mê cung dừa”, có cơ hội được hiểu thêm về con người, cuộc sống và văn hóa xứ dừa tại Bảo tàng Dừa, là một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ thân cây dừa. Dừa hiện diện trong chiến tranh, kinh tế, văn hóa, ẩm thực… để làm nên dáng đứng Bến Tre. Phải trầm trồ, tấm tắc, thán phục sự tài tình của nghệ nhân. Từ những khúc gỗ dừa vô tri vô giác, các nghệ nhân đã sáng tạo để cho ra đời hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, bắt mắt và mang đậm giá trị nghệ thuật. Đến đây, du khách sẽ phải “rinh” về một món nào đó làm quà cho người thân để nhớ đến Bến Tre. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Phụng khách tham quan còn được chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ này: Từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói đều được làm nên từ trái tim và tình yêu của những người dân nơi đây. Và chắc chắn ai đến những xưởng làm kẹo dừa này cũng xách cho mình vài túi quà ngọt ngào đến từ vùng đất Cồn Phụng này rồi! Cồn Phụng như một làng quê miền Tây thu nhỏ của Đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể khám phá và tìm hiểu nhiều nét độc đáo về văn hoá, tập tục trong đời sống dân dã của người dân xứ dừa Bến Tre. Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn và một số loài hoa khác. Khung cảnh tại Cồn Phụng rất yên bình, nên thơ và còn gì tuyệt vời hơn khi du khách được trải nghiệm đi tàu trên sông, tản bộ trên đường làng rợp bóng dừa của huyện Châu Thành – Bến Tre; đi xe ngựa, uống trà mật ong, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe đờn ca tài tử, đặc biệt được trải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ mà hai bên toàn là cây dừa nước và những cây bần đong đưa bông trắng đầy thơ mộng. Đến Cồn Phụng, du khách không chỉ hòa mình với thiên nhiên sông nước hữu tình, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã của miệt vườn miền Tây được chế biến từ nguyên liệu tươi sống sẵn có như: cá tai tượng chiên xù, xôi chiên phồng, lẩu mắm, đuông dừa chiên bơ, cháo gà ta thả vườn, cơm trái dừa và tép rang dừa… Tất cả đều ẩn chứa hương vị xứ dừa khiến thực khách mê mẩn và nhớ mãi. Chắc chắn là đừng quên uống ly nước dừa mát lạnh nhé. Trải nghiệm cảm giác mạo hiểm, hồi hộp, thót tim, đòi hỏi sự can đảm cũng là điều mà du khách đến Cồn Phụng đặc biệt ấn tượng, mang lại niềm vui, những giây phút thư giãn khi tham gia các trò chơi dưới nước như đạp xe qua cầu ván, Zipline qua hồ, cầu dây văng, cầu cau giữ thăng bằng … hay hóa thân thành người nông dân trong trang phục truyền thống thử tát mương bắt cá… Không gian thoáng đãng của sông nước miệt vườn, thưởng thức món ăn đậm chất đồng quê, chiêm ngưỡng các công trình tiểu cảnh độc đáo, tận mắt chứng kiến lò sản xuất kẹo dừa thơm nóng … tất cả mang đến sự thú vị, tươi vui cho du khách gần xa khi đến Cồn Phụng của xứ dừa Bến Tre. Muốn có một chuyến du lịch Bến Tre đúng nghĩa, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất này, quý khách hãy liên lạc với công ty Thám Hiểm MeKong chuyên Tour Bến Tre theo số điện thoại 0292.3819.219 – 0932.886.008 (Ms Chi) để được phục vụ chu đáo nhất. Trong Tour Bến Tre của chúng tôi, quý khách không chỉ được tham quan Cồn Phụng mà còn kết hợp khám phá các thắng cảnh nổi tiếng khách như:Cù Lao Thới Sơn, Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang).
Bến Tre 1529 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Là vùng đất được phù sa bồi đắp nên Bến Tre có nhiều cồn cù lao, mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Quy. Điều khiến du khách thích thú là ở cồn Quy là đến nay nơi đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên rất thoáng mát và đẹp mắt. Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người. Cồn Quy còn được gọi là Cồn Cát, là một trong “tứ cồn” của sông Tiền. Cồn Quy là cồn nhỏ nhất trong những cồn tại tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên khoảng 65ha. Theo người dân địa phương, trong số bốn cồn “Tứ Linh” nổi danh của du lịch miền Tây, thì ba cồn Long, Lân, Phụng, có hình dáng dài, riêng cồn Quy có hình tròn (giống hình con rùa) nên được gắn với tên này. Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm. Cồn Quy được hình thành từ hàng trăm năm trước. Khởi thủy, đây chỉ là doi đất nổi hoang vu trên sông, cỏ cây rậm rạp, được phù sa sông bồi đắp mà lớn dần. Sau đó, khoảng những năm 1950-1960 mới lác đác có người đi lập nghiệp, tìm ra khai khẩn… Chứng tích còn lưu lại phía đầu cồn (hướng thượng lưu) là miếu Bà Chúa Xứ do tiền nhân khai hoang lập đất dựng nên. Thời kỳ đầu, cồn rộng chừng 60ha, sau nhờ dân trồng bần giữ đất và được bồi đắp phù sa nên có được diện tích như ngày nay… Vào những năm 1960, Cồn Quy được bắt đầu khai hoang và đầu tư phát triển du lịch. Điểm hấp dẫn du khách khi đến với Cồn Quy là vẻ đẹp hoang sơ và chưa có sự tác động của con người. Chiêm ngưỡng Cồn Quy từ xa giống như hòn đảo nổi giữa sông, trên Cồn có một nhà thờ Tin Lành nơi người dân đến cầu nguyện. Lúc đầu, người dân nơi đây chỉ xây dựng những ngôi nhà nhỏ bằng lá tre và có quy mô nhỏ để đón khách du lịch. Sau đó, khi nhận thấy có tiềm năng phát triển du lịch người dân đã cho xây nhà hàng Thủy Tạ ven sông có sức chúa tới hàng trăm khách và từ đó chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao. Du lịch Cồn Quy bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn bưởi, cam, vườn nhãn, chôm chôm, chuối, dừa, xoài, mít tố nữ… xum xuê, sai trĩu quả. Bên cạnh trồng những vườn cây ăn trái, người dân còn phát triển nuôi ong lấy mật, ong mật ở đây được lấy từ hoa nhãn nên có hương vị đặc trưng riêng. Đặc biệt thăm cồn du khách còn được hóa trang thành người nông dân tham gia “tát mương bắt cá”, đi “mò cua, bắt ốc”,… trải nghiệm cuộc sống bình dị miền quê sông nước. Buổi trưa, dưới những tán cây, du khách có thể nằm thư giãn trên những chiếc võng đu đưa cùng làn gió. Ngoài ra, du khách cũng có thể tổ chức cắm trại dã ngoại với nhiều hoạt động hấp dẫn. Buổi tối, du khách sẽ được người dân địa phương chèo xuồng đưa du khách đi trong những con rạch nhỏ ngoằn ngèo, với hai bên là rặng dừa nước xanh um, ngắm đom đóm về đêm rất hấp dẫn. Sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được sản xuất từ dừa và sản xuất kẹo dừa. Du khách đến đây sẽ có dịp chứng kiến tận mắt quy trình làm các sản phẩm được chế tác từ dừa, tìm hiểu cách làm kẹo dừa và có thể chọn cho mình một ít kẹo dừa hay các sản phẩm dễ thương làm quà lưu niệm, hay tặng cho bạn bè, người thân sau chuyến du lịch Bến Tre. Đến cồn Quy, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: tép rang dừa, cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng, cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí, lẩu cá kèo, cá lóc kho tộ,… Tại Cồn Quy dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ được phát triển đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Đặc biệt, là những homestay thu hút du khách vừa tiết kiệm chi phí lại có cơ hội tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây. Ngồi trên những chiếc thuyền lênh đênh sông nước ngắm nhìn cây cối trù phú, xanh tươi và yên bình sẽ là một trong những trải nghiệm mà có lẽ ai cũng muốn thử một lần trong đời. Cồn Quy chắc chắn là một trong những điểm đến để lại dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí bạn sau khi rời Bến Tre.
Bến Tre 1587 lượt xem
Tháng 11 đến tháng 4
Cùng với thiên nhiên sông nước hữu tình, khu du lịch sinh thái Phú An Khang ở xứ dừa – Bến Tre được biết đến như là điểm vui chơi và thư giãn lý tưởng.Về Bến Tre những dịp cuối tuần, Lễ Tết hay mỗi khi rảnh rỗi bạn không cần phải đi đâu xa mà đã có khu du lịch nằm ngay ở phường Bình Phú ngay trong trung tâm thành phố. Với diện tích hơn 3 ha, nhưng nơi đây được ví như thế giới bình yên hoàn toàn tách biệt với không khí ồn ã và khói bụi ở bên ngoài. Những hình ảnh thân thuộc như hàng dừa, hàng cau tỏa bóng mát, vườn rau xanh trái cây, những con nước lặng lẽ trôi đưa bạn về với không gian thư giãn tuyệt đẹp.Bên cạnh đó, khu du lịch sinh thái Phú An Khang còn mang đến cho bạn cùng người thân hay bạn bè những phút giây vui chơi sôi nổi với các trò chơi thú vị. Nào là chèo xuồng, làm bánh, tát mương bắt cá, đi cầu khỉ,…. Chơi thỏa thích xong còn được thưởng thức ẩm thực thơm ngon đậm chất miền Tây Nam Bộ. Nghỉ mát và nghe đờn ca tài tử du dương. Chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần một chút thời gian rảnh rỗi là bạn đã có cả tá kỷ niệm vui ngập trời ở địa điểm này. Không khí trong lành cùng nhà hàng sang trọng có sức chứa lên đến 1.000 người, khu du lịch này được các đôi uyên ương lựa chọn tổ chức tiệc cưới của mình. Còn đối với các bạn trẻ, gia đình hay hội nhóm, địa điểm này lại gây ấn tượng thu hút với những hoạt động đa dạng. Được hòa mình vào thiên nhiên, đem đến nhiều niềm vui và xả stress vô cùng hiệu quả. Tạm bỏ qua những vòng quanh của cuộc sống, bộn bề công việc hàng ngày về với khu du lịch sinh thái Phú An Khang để được hóa thân thành người nông dân thực thụ. Khoác lên mình bộ quần áo bà ba chân chất và tham gia vào những hoạt động vui vẻ để bạn thỏa sức trải nghiệm. Thử một lần đi qua cây cầu khỉ lắc lẻo bắc qua 2 bên bờ, chèo xuồng ba lá để ngắm cảnh 2 bên dòng kênh xanh mướt hay chèo thuyền bắt thử thách bắt vịt, bơi xuồng bằng tay,…Hay xắn quần lội mương bắt cá, bắt tôm cũng là một trong những trải nghiệm nông dân thực thụ được nhiều người yêu thích, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Có cả những cuộc thi xem ai nhanh tay, nhanh mắt hơn. Và mặc dù có chút bẩn do phải lội xuống bùn nhưng ai cũng thấy vui vẻ với trò chơi này. Nếu bắt được cá tôm to bạn có thể mang về nhà hàng nhờ chế biến để thưởng thức ngay tại chỗ. Trong khuôn viên rộng lớn với đầy đủ những hoạt động gần gũi với thiên nhiên, khu du lịch sinh thái Phú An Khang là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi picnic cắm trại, team building,… Tham gia các trò chơi gắn kết tinh thần đồng đội sôi nổi và hấp dẫn như: đi xe đạp qua cầu ván, đi cầu khỉ mà không có tay vịn, thử thách đu dây qua sông, chạy xe dưới nước,… Không những thế bạn còn được chơi trò Sasuke với các chướng ngại vật cần sức bền và dẻo dai để vượt qua. Cùng với những hoạt động nâng cao sức khỏe, ở khu du lịch còn thường xuyên tổ chức những trò chơi hấp dẫn thu hút cả người dân địa phương lẫn khách du lịch tham gia. Điển hình như: cuộc thi gói bánh ít trần, thi gói bánh trưng, đổ bánh xèo, làm bánh chuối nướng,… Thông qua các hoạt động này vừa thủ thác độ khéo léo, vừa tìm hiểu về ẩm thực miền Tây lại còn được ăn ngon thỏa thích. Bạn có thể đăng ký tham gia trước để khu du lịch chuẩn bị trước khi đến. Cách bố trí không gian của khu du lịch này mang đậm nét đặc trưng của miền quê Tây Nam Bộ. Dưới những tán dừa cao tít tắp là những khu vườn trái cây xanh tốt mơn mởn. Ngoài những vườn cây ăn trái đặc sản cam, ổi, mít, sơ ri thì ở đây còn có những khu trồng cây trong nhà với các loại quả chất lượng cao như: dưa lưới xanh, vườn treo cà chua bi, sung Mỹ,… Hay những vườn rau thủy canh, rau sạch được trồng phục vụ cho khu du lịch. Dạo quanh một vòng khu du lịch sinh thái Phú An Khang, không chỉ được check in với cảnh đẹp mà bạn còn được tự tay hái trái cây ăn ngay tại vườn. Sau đó, có thể đi đến các chòi lá ngồi câu cá, cho cá bú bình, tham quan hồ cá Koi. Hay ngồi xe ngựa, xe điện khám phá khung cảnh làng quê xung quanh khu du lịch với các địa điểm khác. Thăm xưởng làm kẹo dừa, xưởng chế tác đồ thủ công, nhà nuôi ong,…Sau khi mệt thì nghỉ ngơi nằm võng hưởng gió mát và lắng nghe những bản nhạc đờn ca tài tử vang lên réo rắt trong không khí bình yên. Ban ngày yên bình, ban đêm nơi đây lại càng lung linh hơn với những ánh đèn được trang trí huyền ảo. Khu vui chơi này cũng có những hoạt động thú vị dành cho trẻ em để mọi người trong gia đình đều được tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn nhất. Trải nghiệm du lịch miền Tây về với xứ dừa trong lành, tận hưởng chút bình yên ngay trong lòng thành phố. Đặc biệt lại còn được vui chơi và ăn uống no nê để có những ngày nghỉ thật sự là ý nghĩa bên những người thân yêu.
Bến Tre 715 lượt xem
Từ tháng 04 đến tháng 08
Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa và bao vườn cây ăn trái ngọt lành mà còn là nhiều vùng đất của cù lao và cốn đất nằm giữa sông Tiền được bồi đắp qua năm tháng. Đó là cồn Phụng, cồn Quy, cồn Ốc, cồn Tiên,... và đặc biệt là cồn ốc Phú Đa - nơi được xem là xứ sở của loài ốc gạo, đặc sản miền Tây.Bến Tre vùng đất được mệnh danh là ốc đảo của miền Tây Nam Bộ vì được bao bọc bởi 4 con sông lớn là sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Ba Lai và Sông Tiền cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính vì vậy mà nơi đây được thiên nhiên vô cùng ưu ái, phù sa từ những dòng sông lớn hiền hòa bao ngày bồi đắp và hình thành nên nhiều cồn đất, cù lao trên xứ sở này. Trong số đó không thể bỏ qua cồn ốc gạo Phú Đa. Cồn đất mang tên gọi Phú Đa nằm giữa đoạn sông Cổ Chiên chảy qua, hiện thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Khu vực này có nước ngọt quanh năm và cũng chính là nơi sinh trưởng của loài ốc gạo.Cũng như cù lao Thới Sơn Tiền Giang, cù lao An Bình Vĩnh Long, cồn ốc Phú Đa cũng là xứ sở miệt vườn. Với chiều dài hơn 3km, chiều ngang 500m và tất cả đều là đất bãi bồi ven sông. Cồn đất này có đặc điểm thú vị là có nước ngọt quanh năm từ các con sông bao quanh, lại luôn nhận được nhiều phù sa bồi đắp, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, không khí trong lành và nhất là có nhiều vườn cây ăn trái tươi tốt, trĩu quả với đủ loại cây cho quả suốt 4 mùa như chôm chôm, bưởi, nhãn, sầu riêng, xoài,.. Người dân Phú Đa bao năm nay vẫn luôn tự hào về việc giữ gìn được cảnh quan thiên nhiên hữu tình, màu xanh của những hàng dừa và vườn trái cây, vì hầu như bàn tay con người chạm vào rất ít để vẻ đẹp miệt vườn vẫn còn nguyên vẹn với du khách muôn phương đến du lịch Bến Tre. Có lẽ chính vì vậy mà khu cồn này luôn nằm trong top 10 khu du lịch sinh thái đẹp nhất Bến Tre hiện tại, bên cạnh khu du lịch sinh thái cồn Phụng, cồn Quy, cồn Tiên,...Ngoài những vườn cây trái sum suê tươi tốt, Phú Đa còn nổi tiếng với món ẩm thực đặc sắc là ốc gạo. Có thể nói rằng cồn ốc Phú Đa chính là địa chỉ lý tưởng cho những ai là tín đồ ăn uống và lại trót mê các món đặc sản dân dã miền thôn quê. Ốc gạo cồn nơi này nổi tiếng ngọt, béo, giòn mà lại to. Vì cồn nằm giữa nhiều dòng sông chảy qua, nhất là đoạn sông Cổ Chiên nên đã trở thành nơi sinh sống của loài ốc gạo xứ này. Chúng sống ở đáy sông, ăn phù sa lắng đọng quanh năm nên thịt thơm bùi và béo ngậy, ruột ốc thì trắng, vỏ ốc xanh mỏng. Sống ở vùng nước ngọt lại được tắm trong dòng nước mát lành của sông Tiền và sông Cổ Chiên, Hàm Luông nên loài ốc gạo này sau khi được bắt lên là có thể chế biến ngay thành món ăn mà không cân tốn công ngâm ốc trong nước để nhả bớt nhớt như các loài ốc khác. Qua bàn tay khéo léo của các bà các cô, du khách ghé thăm cồn sẽ được chiêu đãi cực nhiều món ngon đúng điệu từ loài ốc này như ốc gạo xào dừa, bánh xèo nhân ốc gạo, ốc gạo luộc, ốc gạo xào sả ớt,…Nếu có thêm thời gian, bạn hãy tham quan thêm trên cồn và nếu may mắn, còn được các cụ cao niên nơi đây kể lại nguồn gốc tên cồn đất đặc biệt này. Theo lời kể thì trước đây, người dân vùng này rất nghèo. vì vậy người dân mới đặt tên cồn là Phú Đa để thể hiện mong muốn đa số người dân sẽ thoát nghèo, có của ăn của để. Ngày xưa vùng đất này cũng còn ít người sinh sống và tuy nghèo khó nhưng lại may mắn có nhiều ốc vô kể. Thời đó những ai nghèo khó cũng nhờ con ốc mớ rau mà sống được. Càng về sau, người ta nghĩ ra cách đem ốc đó đến các gia đình giàu có khác trên cồn để đổi lấy gạo ăn. Và từ đó “thương hiệu” ốc gạo Phú Đa ra đời, trở nên nổi tiếng, dần dần thu hút lượng lớn du khách ghé thăm và thưởng thức món ngon Bến Tre ấn tượng. Ngày nay, để bảo vệ nơi sinh sống của loài ốc này, đoạn sông Cổ Chiên chảy trên địa phận cồn ốc Phú Đa đã được ngăn lại, không cho thuyền lớn đi vào để hạn chế tác hại và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của loài ốc gạo. Sau khi check in cồn Phú Đa, thưởng thức thỏa thích đặc sản ốc gạo, tham quan miệt vườn cây trái, du khách còn được tham gia các hoạt động vui chơi hấp dẫn, đậm chất thôn dã như đi cầu khỉ, tắm cồn, hái trái cây, tham gia chèo xuồng, lội mương bắt cá,... Đó đều là những trò chơi thú vị không thua các trò vui ở khu du lịch Lan Vương hay Làng Bè đâu nhé. Tiếp theo, hãy tiếp tục hành trình khám phá cồn ốc Phú Đa của bạn và gia đình, bạn bè bằng chuyến viếng thăm Đình Thần Phú Đa để được cúng vái, cầu bình an. Và sau đó, cũng đừng quên đến tham quan Miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng “cầu gì được nấy” ở xứ cồn để hành hương, bạn nhé. Đây cũng chính là 2 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Phú Đa đấy. Ngoài ra, trên cồn còn có nhà thờ Phú Đa dành cho những bạn theo Công giáo nói riêng và du khách nói chung khi muốn ghé thăm và tham quan. Cồn Phú Đa đã và đang là điểm du lịch sinh thái thú vị vị với du khách trong và ngoài nước, nhất là vào cuối tuần hay dịp nghỉ lễ ngắn ngày. Hãy đến cồn ốc gạo Phú Đa để thưởng thức đặc sản ốc gạo cực kỳ nổi tiếng của xứ dừa Bến Tre nhé.
Bến Tre 834 lượt xem
Từ tháng 04 đến tháng 08
Nằm trong top khu du lịch sinh thái hot nhất của Bến Tre, khu nghỉ dưỡng, vui chơi Làng Xanh được xem là điểm đến lý tưởng, nơi xả stress cho nhiều gia đình, hội bạn bè, nhất là các bạn học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn nghỉ hè, muốn tìm nơi tạm rời xa ồn ào của chốn đô thị đầy khói bụi để hòa mình vào miền sông nước Nam Bộ, sống giữa không khí thiên nhiên trong lành, khung cảnh bình dị. Khu du lịch sinh thái mới toanh của Bến Tre hiện tọa lạc tại địa chỉ 111D, tỉnh lộ 883, ấp An Phú Thạnh, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Làng Xanh chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km đường bộ. Nếu xuất phát từ bến xe miền Tây, bạn sẽ chỉ mất tầm 1,5 đến 2 giờ di chuyển. Cung đường đến khu du lịch khá dễ đi và nhanh chóng vì nằm ngay mặt tiền. Cụ thể như sau: Bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Tây Nam tới khi đến thành phố Mỹ Tho. Tiếp đó, hãy chọn rẽ phải vào quốc lộ 60, đi qua cầu Rạch Miễu, qua trạm thu phí. Khu du lịch sinh thái Làng Xanh chỉ cách cầu khoảng 4km nên qua cầu thì bạn đi chậm thôi và để ý đường đi nhé. Bạn cứ đi cho đến khi gặp vòng xuyến thì mới rẽ phải để vào xã An Khánh. Từ đây bạn đi tiếp chừng 3km sẽ đến được thiên đường vui chơi, du lịch này nhé. Địa điểm hấp dẫn này được biết tới như một thiên đường vui chơi, giải trí có tiếng tại xứ dừa nói riêng và miền Tây nói chung. Với khuôn viên rộng hơn 3 ha, địa điểm du lịch Bến Tre được bao phủ bởi hệ thống cây xanh cùng khá nhiều ao hồ trải rộng trên diện tích rộng lớn. Dù miền Nam đang trong thời tiết mùa nóng với nhiệt độ cao nhưng khi check in ở khu du lịch này, bạn sẽ không lo lắng vì gặp nắng như thiêu như đốt đâu nhé vì khu du lịch đã được trang bị hệ thống phun sương làm mát và xịn xò hơn là cả hệ thống mưa nhân tạo trên các chòi lá trong khuôn viên Làng Xanh. Tất cả tạo nên một không gian thư giãn, vui chơi xanh, sạch, dễ chịu cho du khách ghé thăm. Bến Tre nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung có khá nhiều khu du lịch sinh thái hay khu vui chơi nổi tiếng. Từ cồn Phụng, khu du lịch Lan Vương, Hạ Thảo, Chín Sông, vườn trái cây Cái Mơn,...đều là những cái tên quen thuộc với khách mê du lịch miền Tây, nhất là các bạn trẻ. Mới xuất hiện gần đây nhưng khu du lịch sinh thái Làng Xanh không hề thua kém những tên tuổi trên và nhanh chóng lọt top điểm đến được yêu thích. Vì nơi đây tạo dấu ấn là thiên đường vui chơi, giải trí đồng thời là nơi ăn uống ngon có tiếng tại vùng đất xứ dừa. Ngoài ra, điểm du lịch này còn sở hữu không khí trong lành, khung cảnh làng quê bình yên thoáng mát, hạ tầng hòa hợp với thiên nhiên với khá nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dân dã, hoạt động đội nhóm. Một ưu điểm nữa của tọa độ du lịch miền Tây này là phù hợp với du khách ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ gia đình, nhóm bạn trẻ, học sinh, sinh viên hay người lớn tuổi vì có nhiều trải nghiệm đa dạng tùy vào nhu cầu du lịch khác nhau của bạn, từ nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, đi dạo hay tham gia những trò chơi, thưởng thức ẩm thực miền Tây,... Bởi vì Làng Xanh có diện tích lên đến 3 hecta, vừa có sông, có hồ, có khu vui chơi, ăn uống lại sở hữu các khu lưu trú, nghỉ ngơi qua đêm vô cùng tiện nghi và thoài mái giữa khung cảnh tự nhiên thoáng mát. Hầu hết khách du lịch miền Tây đều đã khá quen mắt với loại hình du lịch sinh thái với hàng chục tọa độ hot hit thời gian gần đây như khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ, làng nổi Tân Lập Long An, các cồn Long - Ly - Quy - Phụng hay cù lao Thới Sơn Tiền Giang,... Cũng mang phong cách thôn quê thân thuộc đó, khu du lịch Làng Xanh đã nhanh chóng được nhiều du khách yêu thích và ghé thăm ngày càng đông. Còn gì thú vị hơn sau những ngày làm việc, học tập mệt mỏi căng thẳng, bạn lên một chuyến xe xuôi về miền Tây, dừng chân ở Bến Tre và check in Làng Xanh. Để rồi tại đây, hành trình du ngoạn thôn quê bắt đầu. Đó là cảm giác thư thái khi dạo bước trên những con đường làng quê trong trẻo, yên bình, đi qua những khu vườn, nhìn ngắm cây trái xanh tốt. Thỉnh thoảng có mỏi chân hay cần tránh nắng, bạn hãy bước vào những chòi lá để nghỉ chân nhé. Những bạn mê chụp ảnh chắc chắn sẽ vô cùng hài lòng khi đến Làng Xanh vì nơi này sở hữu cực nhiều tọa độ check in đẹp. Từ các căn nhà lợp bằng lá dừa, dựng bằng gỗ sạch sẽ, bao quanh là hàng dừa cao lớn đến ngôi quán tạp hóa nhỏ xíu trang trí tiểu cảnh dễ thương vừa là nơi hóng mát vừa là góc ảnh xịn xò vì không đụng hàng với bất cứ đâu khác. Trên đường đi du khách còn bắt gặp nhiều ao hồ thả sen, súng đẹp mắt, đểm xuyết thêm cho cảnh vật những cây cầu bằng gỗ, được thiết kế hình cung tạo thành lối đi thẳng, tạo nên một khung cảnh đẹp và bình yên đến lạ. Sau khi đi dạo thưởng ngoạn phong cảnh xung quanh thì chắc chắn bạn phải tham gia ngay vào các trò vui cuốn hút ở Làng Xanh rồi đấy. Có thể nói hầu hết các dịch vụ vui chơi giải trí tại đây đều mang đậm nét dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo sáng tạo không thua kém gì khu du lịch Lan Vương luôn nhé. Có ai mà không hồ hởi, náo nức khi được khoác lên mình bộ áo bà ba, quấn nhẹ chiếc khăn rằn lên đầu hay vai rồi cùng hội bạn thân phá đảo từng trò chơi một, bước lên chuyến xe quay về tuổi thơ với trò cầu lắc, chạy xe đạp qua cầu ván hay đu dây vượt hồ. Chưa hết, du khách hãy chuẩn bị tinh thần thép để cùng trượt thác nước hay chèo bè trên sông nữa nhé. Ngoài những trải nghiệm tham gia các hoạt động vui nhộn, hấp dẫn thì khu du lịch sinh thái Làng Xanh còn quyến rũ bao du khách phương bởi các món ngon Bến Tre nức tiếng nữa nhé.
Bến Tre 808 lượt xem
Từ tháng 04 đến tháng 08
Sở hữu vẻ đẹp bình dị, những vườn cây ăn trái trĩu quả, các làng nghề truyền thống độc đáo,... Cồn Ốc Bến Tre từ lâu là địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Nếu có dịp du lịch Bến Tre, bạn đừng bỏ qua địa điểm tham quan tuyệt vời này nhé. Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Cồn nằm trên sông Hàm Luông, giữa cù lao Bảo và cù lao Minh với tổng diện tích khoảng 647ha. Cồn Ốc nằm cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 15km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90km.Cồn Ốc chưa phát triển về kinh tế. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đan lát. Tuy không có nhiều chỗ vui chơi, giải trí tiện nghi nhưng đây chính là sức hút riêng đặc biệt của Cồn Ốc. Nơi đây là một vùng quê thanh bình, tách biệt với sự nhộn nhịp của phố thị, rất lý tưởng để bạn trở về với thiên nhiên, nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống thanh bình.Nằm trên sông Hàm Luông nên bốn bề Cồn Ốc được bao quanh bởi sông nước. Do đó, không khí trên Cồn Ốc Bến Tre lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Phù sa sông Hàm Luông bồi đắp cũng giúp cho đất đai Cồn Ốc màu mỡ, cây xanh, cây ăn trái phát triển xum xuê. Đến Cồn Ốc, bạn có thể thong thả dạo chơi trên những con đường, ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và nhịp sống chậm rãi, thư giãn của người dân nơi đây. Bạn có thể trải nghiệm những hoạt động như ngồi thuyền, len lỏi giữa những kênh rạch chằng chịt, hái bông điên điển, kéo lưới đánh cá hay ngồi dưới những vườn cây ăn trái trĩu quả,... Những trải nghiệm đáng quý mà có lẽ bạn sẽ không dễ tìm kiếm được ở những địa điểm tham quan khác. Cồn Ốc Bến Tre nằm trong khu vực giao thoa giữa 2 vùng nước mặn và nước lợ. Cộng với đất đai màu mỡ, thời tiết thuận hòa, khí hậu trong lành. Do đó, nơi đây sở hữu rất nhiều cây ăn trái đặc trưng, thơm ngon. Trong đó, nổi tiếng hơn cả là dừa dứa, dừa núm và bưởi da xanh.Cồn Ốc trồng rất nhiều dừa. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên năng suất cây dừa ở đây cao hơn nhiều so với các vùng khác. Độ thơm ngon cũng đặc trưng hơn rất nhiều. Dừa núm ở Cồn Ốc nhiều nước và có vị ngọt thanh. Riêng dừa dứa là loại dừa đặc trưng, hiếm có, không dễ tìm ở nhiều vùng khác. Dừa dứa có cơm và nước đượm vị ngọt, đặc biệt là thoang thoảng thêm hương thơm của lá dứa. Do đó, uống cực kỳ thơm ngon.Bên cạnh đó, bưởi da xanh cũng là một trong những loại trái cây đặc biệt của Cồn Ốc. Bưởi da xanh ở đây được người dân nhân giống từ giống bưởi nổi tiếng của vùng chợ Lách. Tuy nhiên, khi trồng ở Cồn Ốc lại cho hương vị thơm ngon đặc trưng hơn. Bưởi da xanh ở đây vỏ mỏng, trái to. Phần múi mọng nước, không có hạt, có vị chua ngọt hài hòa, ăn cực kỳ ngon. Cồn Ốc có đến 45.2 diện tích trồng dừa. Ngoài việc bán dừa tươi thì lá, thân, gáo dừa cũng được người dân tận dụng để làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, từ nguyên liệu thiên nhiên thô sơ, người dân nơi đây đã tạo nên những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất tinh xảo.Đến các cơ sở làng nghề này, bạn sẽ được chứng kiến quá trình đan lát khéo léo của người dân. Ngoài ra, cũng đừng quên chọn mua một mặt hàng để về làm quà cho người thân, bạn bè nhé. Trên Cồn Ốc Bến Tre cũng có thêm các làng nghề sản xuất kẹo dừa đặc sản. Bạn cũng có thể ghé đến để tham quan và thưởng thức những chiếc kẹo dừa ngay tại cơ sở sản xuất nhé. Cồn Ốc Bến Tre là điểm du lịch sinh thái sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, bình dị, đậm chất miền Tây sông nước. Được bồi đắp từ phù sa màu mỡ nên nơi đây được bao phủ bởi những vườn cây ăn trái trù phú. Vì thế, nếu có dịp du lịch Bến Tre thì bạn đừng bỏ qua điểm tham quan hấp dẫn này nhé.
Bến Tre 773 lượt xem
Từ tháng 04 đến tháng 08
Di tích Đồng Khởi Bến Tre thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Nơi diễn ra sự kiện lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi của cách mạng miền Nam Việt Nam. Tháng 5/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 kiểm điểm tình hình trong nước và đề ra đường lối cách mạng của cả nước và của miền Nam, xác định nhiệm vụ cơ bản: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đầu tháng 12/1959, đồng chí Nguyễn Thị Định - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức cuộc họp tại Cù lao Minh, Tỉnh ủy Bến Tre đã chọn 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (nay là huyện Mỏ Cày Nam) làm căn cứ chỉ đạo và là nơi bắt đầu Đồng Khởi. Vào 11 giờ trưa ngày 12/01/1960, tại xã Định Thủy, toàn thể nhân dân nổi dậy và tiến công địch. Mở đầu phong trào đồng khởi, sáng ngày 17/01/1960, lực lượng cách mạng bắt và xử tử Đội Tý - chỉ huy Tổng đoàn dân vệ, khét tiếng ác ôn. Tiếp đó, lực lượng cách mạng cùng quần chúng nhân dân, bao vây đình Rắn - nơi đóng quân của Tổng đoàn dân vệ và bao vây đánh chiếm đồn Vàm Nước. Lực lượng của ta chiếm được đồn và làm chủ tình hình, quân ta thu được 15 súng, 10 lựu đạn và 1000 viên đạn các loại, giải phóng toàn bộ tề xã, tề ấp ở Định Thủy, bọn tề ngụy và binh lính trong đồn tan rã,. Vào 10 giờ đêm 17/01/1960, được lệnh nổi dậy, nhân dân Phước Hiệp nhất tề đổ ra đường biểu dương sức mạnh hỗ trợ cho các tổ hành động bao vây đồn dân vệ và tề xã. Phước Hiệp chìm trong tiếng reo hò, trống mõ và tiếng nổ liên hồi của ống lói, tiếng loa kêu gọi đầu hàng. Nhân dân xã Phước Hiệp đã đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ trong toàn xã. Ngày 18/01/1960, nhân dân xã Bình Khánh đã đồng loạt đứng lên đánh bọn tề ấp, tề xã, bọn do thám, chỉ điểm, giành được chính quyền. Do lực lượng tề ngụy ở đây rất mạnh nên phải đến 12 giờ đêm ngày 20/01/1960, xã Bình Khánh mới hoàn toàn được giải phóng. Theo sự chỉ đạo của tỉnh, nhân dân khắp huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy, ngày cũng như đêm; tiếng trống mõ liên hồi lan khắp Cù lao Minh, Cù lao Bảo. Các thanh niên nam nữ được tổ chức thành đội ngũ, trương cờ, vác súng lớn, súng nhỏ bằng bập dừa, kéo đi như nước vỡ bờ để biểu dương khí thế cách mạng, uy hiếp tinh thần địch, khiến chúng lo sợ nằm yên trong đồn bốt. Từ Bến Tre, phong trào Đồng Khởi nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đêm 24, rạng ngày 25/01/1960, nhiều vùng nông thôn đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, giải tán tề xã, tề ấp, giành quyền làm chủ. Cho đến giữa năm 1960, ngọn lửa Đồng Khởi tiếp tục lan sang các tỉnh Tây Nguyên, làm thành cuộc khởi nghĩa dây chuyền sôi động khắp các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên. Nhà Truyền thống Đồng Khởi được xây dựng năm 2001, có tổng diện tích 5.029,3m2, gồm các hạng mục chính: nhà đón tiếp, bia chiến thắng và nhà truyền thống. Nhà đón tiếp xây dựng bằng bê tông cốt thép, nền lát gạch men màu hồng, mái lợp ngói màu đỏ. Ngôi nhà có ba cửa ra vào bằng khung sắt sơn màu xám, lộng kính, cửa chính quay về hướng Đông, hai cửa phụ quay về hướng Nam. Bia chiến thắng được xây dựng phía bên phải của khu di tích, gồm bảy bậc tròn đồng tâm ốp đá mài màu xanh lam. Mặt trước quay về hướng Nam được chạm khắc tám chữ vàng “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”. Mặt sau bia khắc nội dung “Ngọn lửa thần kỳ” do tỉnh Bến Tre phát động cuộc thi viết văn bia ca ngợi Đồng Khởi năm 1960, và được khắc trên bia nhân kỷ niệm 45 năm ngày Đồng Khởi Bến Tre. Nhà Truyền thống có tầng trệt và một tầng lầu, trên nóc là biểu tượng ngọn đuốc Đồng Khởi cao 12m. Bên trong của tầng trệt trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật của phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Bến Tre từ tháng 7/1954 đến cuối năm 1959. Tầng lầu trưng bày hình ảnh, tư liệu và hiện vật trong phong trào Đồng Khởi. Nơi sảnh giữa có một bức tường cách điệu đắp nổi dòng chữ “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”, bên cạnh là sa bàn thể hiện phong trào Đồng Khởi Bến Tre. Di tích Đồng Khởi Bến Tre được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 22 tháng 12 năm 2016 Nguồn: Cục di sản văn hoá
Bến Tre 2385 lượt xem
Đình Rắn ở Mỏ Cày, Bến Tre từ xa xưa đã trở thành chốn linh thiêng, bởi nơi đây gắn liền với nhiều huyền tích về thần rắn hộ người. Không những thế, Đình Rắn còn là nơi Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Định – tức nữ tướng Ba Định khởi phát phong trào Đồng Khởi. Có giai thoại còn kể rằng, khi cô Ba Định bị Việt gian chỉ điểm, chính rắn thần trong Đình Rắn đã “hộ thể” cho cô Ba, giúp bà thoát khỏi nòng súng nanh ác của quân thù… Đình Rắn hay còn gọi là đình Định Nhơn tọa lạc ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, nay là Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đình Rắn nằm trong một con đường nhỏ heo hút, hai bên đường trồng cây bạch đàn khẳng khiu. Theo lời người dân nơi đây, vào đầu thế kỷ 18, bốn tộc họ Nguyễn, Phan, Trịnh, Võ được coi là những người khai phá đất này. Nơi đây xưa kia còn hoang vắng, ít bóng người, nhiều thú dữ. Thế nên, khi đặt chân đến vùng đất này, các cụ đã lập một ngôi miếu nhỏ thờ ông Hổ. Miếu lập chẳng bao lâu, nhiều cư dân trong vùng đến chiêm ngưỡng, cúng bái ngày càng đông. Các bậc lão làng nơi đây mới xin lập làng và lấy tên là làng Định Phước. Miếu nhỏ được dựng lên thành Đình Rắn. Gọi là Đình Rắn vì ngày xưa ở đây nhiều mô đất cao, có rất nhiều rắn trú ngụ. Mỗi lần đến ngày cúng đình rắn đều xuất hiện và biến mất trong chốc lát, đồ cúng sau khi cúng xong để lại, rồi rắn đến mang đi. Cũng từ đó, đời sống của bà con trong vùng khấm khá hơn, mùa màng luôn được bội thu, dân làng đều khỏe mạnh. Khi xưa, trước cổng đình có cặp rắn to. Cặp rắn đó không làm hại dân trong vùng mà chỉ ăn thịt ác thú, hùm, beo. Dân trong vùng gọi là “Ông, Bà Rắn” hiển linh. Sau ngày thống nhất đất nước, đôi rắn ấy cũng không thấy đến nữa. Đầu năm 1960, bà Nguyễn Thị Định mà dân xứ dừa hay gọi là cô Ba Định bí mật cùng các cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre về đình Rắn họp bàn ngày Đồng Khởi. Tin tức bị lọt ra ngoài, đến tai chế độ Việt Nam cộng hòa. Họ Ngô liền sai một đạo quân dẫn đầu là viên Trung úy bảo an phục kích ngay đình Rắn để bắt các chiến sĩ cách mạng. Rất nhiều lính sợ “thần Rắn” không dám đi. Hơi hoang mang, viên Trung úy giắt theo bên mình rất nhiều lựu đạn để khi gặp “ông bà Rắn” to lớn là cho nổ banh thây luôn. “Thần hồn nát thần tính”, lúc đã gần bắt được cô Ba Định, thì bỗng nhiên một tên lính la hét tán loạn, cho rằng mình đã thấy “ông bà Rắn”. Tên lính rút chốt lựu đạn, tính ném cho “ông bà Rắn” tan thây thì không hiểu sao lại ném ngược vào đồng bọn. Tụi lính lại xôn xao anh lính kia chắc bị “Rắn thần” nhập. Viên Trung úy chỉ huy cũng bị thương nặng và mấy ngày sau bị một con rắn độc cắn chết. Lính nguỵ toan phá hoại đình Rắn. Nhưng vì sợ không dám bén mảng đến đình, chúng dùng bom, lựu đạn hòng đánh sập ngôi đình linh thiêng. Tuy có hoang tàn, đổ nát nhưng đình Rắn vẫn là vùng đất linh bao bọc lấy các chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm kháng chiến máu lửa kinh hoàng. Đến năm 1993, Bộ văn hóa thông tin công nhận đình Rắn là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nguồn: Tổng hợp báo nhân dân điện tử
Bến Tre 2295 lượt xem
Tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Đình Phú Lễ được vua Minh Mạng cho phép lập đình vào năm 1826, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá được xây dựng trước đó. Ngày 29.01.1852, đình nhận được sắc phong của vua Tự Đức. Giữa không gian yên tĩnh, cổng đình Phú Lễ hiện ra uy nghi và nổi bật. Đình đã gần hai trăm tuổi, qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Ngôi đình ẩn mình giữa những tán cây cổ thụ, khi mặt trời ló rạng, những tia nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu vào tường gạch, thềm đá rêu phong càng tôn thêm nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của đình. Thềm và móng đình được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối “chữ Đinh” cũng là nhà phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long trước đây. Cột đình bằng gỗ lim, gỗ quí hiếm ở miền Tây Nam bộ, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá. Trong Đình gồm 6 bàn hương án đều sơn son thếp vàng với hình tượng long lân qui phụng rất tinh xảo theo mô típ của đình chùa cổ Việt Nam. Ðặc biệt là nghệ thuật chạm khắc nhiều tầng trên gỗ bao quanh các cột ở gian chánh đường cho thấy tay nghề lão luyện của người thợ ngày đó. Tương truyền, khi xây đình, các cụ cao niên trong vùng đã mời các thợ và nghệ nhân từ Huế vào chạm khắc nên những tác phẩm gỗ tuyệt đẹp này. Không chỉ là những hình ảnh các con vật tứ linh mang tính ước lệ của văn hóa cổ Việt Nam mà còn có cả hình ảnh con cá, con cua của vùng biển Ba Tri – những con vật bình dân cũng được đưa vào trong kiến trúc tạo hình. Sự hoành tráng, uy nghi của ngôi đình cho thấy cuộc sống trù phú và bề dày văn hóa của cư dân Phú Lễ nói riêng và vùng Ba Tri nói chung vào đầu thế kỷ trước. Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay. Đình Phú Lễ là trung tâm tín ngưỡng của cộng đồng cư dân, là nơi dân làng gửi gắm những mong ước của mình vào vị thần phò trợ cho làng, được nhà nước sắc phong là Thành hoàng Bổn cảnh. Ngoài thần Thành hoàng, các vị Tiền hiền, Hậu hiền có công khai phá, lập làng cũng được nhân dân đưa vào đình thờ phụng. Điểm khác biệt của đình Phú Lễ là vào ngày Tết hoặc Lễ hội cúng đình (Lễ Kỳ Yên) được tổ chức vào 18 và 19 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngay trước đình sẽ tổ chức hát bội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương. Ngày 9 – 10 tháng 11 Âm lịch đình tổ chức lễ cầu bông, cầu mong mùa màng bội thu. Ngày 7-1-1993, Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Du lịch Bến Tre, đến Phú Lễ bạn còn khám phá làng nghề truyền thống Phú Lễ (gồm đan đát, nấu rượu), trong đó có nghề nấu rượu đế đã tồn tại rất lâu đời. Rượu đế Phú Lễ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến bởi sản phẩm rất thơm ngon, tinh khiết, chất lượng ổn định, không gây độc hại và hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Nguồn: Báo du lịch Bến Tre
Bến Tre 2284 lượt xem
Bảo tàng Bến Tre được thành lập năm 1981, tọa lạc tại số 146 đường Hùng Vương, phường An Hội, thành phố Bến Tre với diện tích khoảng 20.000m2. Mặt chính Bảo tàng hướng về phía sông Bến Tre với những cây cổ thụ tỏa bóng mát cùng nhiều hoa kiểng tươi tốt, quý giá - cảnh sắc nên thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng mang đầy sự quyến rũ và thu hút; mặt sau hướng về đường Cách mạng tháng Tám, một trong những con đường nhộn nhịp nhất của thành phố Bến Tre. Đến với Bảo tàng Bến Tre quý khách có thể tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu các địa điểm trong quần thể này đó là: Di tích quốc gia “Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo” (được công nhận Di tích lịch sử quốc gia năm 2015), Ngôi nhà là Dinh Tham biện (Pháp) - Dinh Tỉnh trưởng (Mỹ) được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp (1876) mang nét trang nghiêm và cổ kính, nơi đây trưng bày những hình ảnh và hiện vật về lịch sử, truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược; trưng bày hình ảnh, tư liệu về người chiến sĩ tình báo, Đại tá Phạm Ngọc Thảo; trưng bày Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi. Nhà trưng bày thành tựu Kinh tế - Xã hội của tỉnh (2003): trưng bày những hình ảnh, hiện vật trong xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ sau ngày 30.4.1975 đến nay - nơi đây còn là nơi trưng bày các chuyên đề đặc sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực với những thành tựu lớn của tỉnh nhà. Nhà dừa (2012): Ngôi nhà 3 gian được cất bằng gỗ dừa theo kiểu nhà nông thôn Nam bộ. Ngôi nhà được thiết kế một cách nhẹ nhàng, khoáng đạt mang tính chất dân tộc đậm đà, phản ánh được tính giản dị và tâm hồn con người Việt Nam. Bên trong ngôi nhà thờ Bác Hồ và AHLLVTND, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, trên vách trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến cây dừa Bến Tre trong kháng chiến cũng như trong sinh hoạt văn hóa. Nhà dừa còn tổ chức giao lưu “đờn ca tài tử”, “hát Sắc bùa”,… vào đêm 30 mỗi tháng. Đến đây du khách có thể cảm nhận được sự yên bình, ấm áp đồng thời thưởng thức những làn điệu diễn xướng dân gian Bến Tre được các nghệ nhân, tài tử trình diễn. Khu trưng bày ngoài trời: gồm những hiện vật thuộc thể khối có kích thước lớn như xác máy bay, pháo, vỏ bom…thu gom trong chiến tranh; Xung quanh khuôn viên là các tiểu cảnh đan xen: ruộng lúa, con trâu, hồ sen, cầu dừa,… tạo cảm xúc gần gũi, thân quen với du khách. Là một trong những địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng vô cùng ý nghĩa, là điểm du lịch thú vị, hấp dẫn. Mỗi năm, Bảo tàng Bến tre thu hút khoảng 40.000 du khách trong và ngoài tỉnh cũng như du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, học tập, giải trí, trải nghiệm, thưởng thức di sản văn hóa và nghệ thuật dân gian Bến Tre. Bảo tàng Bến Tre được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia ngày 28.8.2015 bởi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Nguồn: Du lịch Bến Tre
Bến Tre 2102 lượt xem
Là một trong những ngôi đình được tạo lập sớm nhất ở Ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Đình Tiên Thủy không chỉ là nơi tôn thờ vị thần của làng mà còn là chứng tích văn hóa nghệ thuật và lịch sử. Dấu tích kiến trúc nghệ thuật có từ những năm đầu thế kỷ 19 của Đình Tiên Thủy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đủ chuẩn xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Đình Tiên Thủy nằm bên bờ nhánh nhỏ của sông Hàm Luông. Với cấu trúc theo hình chữ Sơn (từ Hán), Đình Tiên Thủy được xây theo thể thống nhất, liên hoàn trong diện tích trên 1ha, gồm: nhà võ ca, võ quy, chính điện, chỉnh y, bếp và nhà tiệc. Phía trước có bức bình phong và 4 ngôi miếu: Ông Hổ, Ngũ Hành, Thổ Thần, Bà Chúa Xứ và bàn thờ Thần Nông. Đình Tiên Thủy được lập ngay sau khi Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn, dừng chân nơi này vào những năm 1778. Đến năm 1852, Đình được vua Tự Đức chuẩn y và ban 7 sắc phong. Tuy nhiên, do trước đây Tiên Thủy và Tiên Long cùng một làng, có hai đình gọi là Đình Ông và Đình Bà nên khoảng 10 năm trở lại đây, Đình Tiên Thủy (Đình Bà) đưa về Đình Tiên Long 3 sắc phong. Hiện tại, Đình còn 4 sắc phong thờ thần Cao Các Quảng Độ tôn thần, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Bổn Cảnh Thành Hoàng và Đại Càn Quốc Gia Nam Hải. Đình Tiên Thủy có kiến trúc của nhà xuyên trính, 3 gian, hai chái, mái ngói âm dương. Vẫn mang đậm kiến trúc cổ, đặc trưng của công trình ở thế kỷ 19, Đình Tiên Thủy được xây dựng ban đầu bằng cây lá đơn sơ, sau đó là gỗ, ngói, sành, sứ. Đình có 42 cột bằng gỗ lim, căm xe với bề hoành từ 90cm đến 1m. Cột, kèo, đòn tay được kết dính với nhau bằng kỹ thuật mộng chốt và đầu kèo đều được chạm hoa văn. Nóc đình chính là ngọn tháp với phong cảnh 4 mặt và trên nóc trang trí hoa văn đắp nổi, cùng 2 đầu rồng ở 2 góc tháp. Cũng như bao đình cổ khác, điêu khắc chạm nổi, chạm lộng, chạm khắc, xà cừ, sơn son thếp vàng được thể hiện sắc sảo ở các hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng. Nhiều loại hoa trái, chim cảnh đậm nét dân gian Việt Nam được thể hiện ở đây như hoa mai, mẫu đơn, hoa lựu, hoa sen, cúc, trúc, bướm, dơi, chuột, cua, ếch, long-lân-quy-phụng... Kiến trúc đặc sắc và công phu nhất của Đình Tiên Thủy là chạm nổi hai lớp hoa văn ở các ô, hộc. Lớp bên trong sử dụng chạm lộng như một lớp lưới hay tổ ong để làm nền cho lớp hoa văn chạm nổi bên ngoài. Đình hiện còn lưu giữ 14 hoành phi, 6 bao lam, 4 khánh thờ, 4 sắc phong, 2 liễn áp cột, 2 hương án và nhiều liễn đối, bài vị... Cho đến nay, Đình Tiên Thủy vẫn là đình quy tụ đông đảo người dân về cúng bái. Đình có cả sân khấu dành cho hát Bội vào lễ Kỳ yên và Lễ Du thần trên sông chính - nét riêng của Đình Tiên Thủy. Ngoài ra, Đình còn có các lễ cúng lệ kỳ hàng năm như lễ Khai sơn, cúng Quan Thánh, Giỗ tổ Hùng Vương, lễ Hạ điền và Thượng điền. Với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, hàng năm có hàng ngàn lượt người tham dự. Đặc biệt là lễ Kỳ yên, người dân xa xứ thường hội tụ về đây cúng bái, giao lưu gắn kết thêm tình làng nghĩa xóm. Nguồn: Du lịch Bến Tre
Bến Tre 2037 lượt xem
Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tọa lạc tại xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre còn có mật danh là T4, Y4, là cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị Sài Gòn - Gia Định từ tháng 7/1969 đến tháng 10/1970. Cách đây 50 năm, vào tháng 7-1969, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư, hai đồng chí Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ làm Phó bí thư đã lãnh đạo, chia thành nhiều bộ phận nhỏ, bằng nhiều hình thức bí mật di chuyển đến căn cứ xã Tân Phú Tây. Tuy thời gian đóng tại đây không dài nhưng Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã để lại những dấu mốc lịch sử đáng nhớ, đó là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng. Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định qua những tư liệu lịch sử hiện vẫn còn được tỉnh bảo tồn, giới thiệu tại di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cùng tên, tọa lạc tại xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Đây là một trong những địa điểm di tích thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham quan hàng năm. Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây và Thành An vào thời điểm như đã nêu. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể đổ quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế. Chỉ bằng những vật liệu thô sơ, chủ yếu là sử dụng những thứ có sẵn tại chỗ, các du kích địa phương đã xây dựng 16 hầm nổi và 14 hầm bí mật (phân bố ở hai xã liên hoàn: Tân Phú Tây và Thành An), tất cả được bố trí chặt chẽ để có thể chi viện cho nhau lúc cần thiết. Các hầm nổi là nơi ở, làm việc, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy, ban y tế, bộ phận điện đài cơ yếu; ngoài ra, còn có một hầm được đặt tên là “nhà hạnh phúc”, là nơi ở đêm tân hôn của các chiến sĩ Y4. Đến tháng 10-1970, địch đã phát hiện lãnh đạo Khu ủy hoạt động tại xã Tân Phú Tây, chúng đã nhiều lần đổ quân đánh phá nơi đây và các xã lân cận. Trước tình hình đó, đồng chí Võ Văn Kiệt đã họp lãnh đạo Khu ủy, quyết định rút khỏi vùng căn cứ. Thời gian đóng tại khu căn cứ, lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã nhận được sự cưu mang đầy nghĩa tình của quân và dân trong toàn huyện. Sau chiến tranh, vùng căn cứ gần như bị phá hủy hoàn toàn. Để nhắc nhớ sự kiện ấy, tháng 11-1997, Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã phục chế lại hai hầm trú ẩn: hầm số 1 là nơi hội họp điện đài cơ yếu và hầm số 2 là nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt và sau đó mở rộng khoảng 2ha xây dựng thêm một số hạng mục. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 23-12-1995. Nguồn: Tạp chí bộ lao động thương binh xã hội
Bến Tre 1979 lượt xem
Đình Bình Hòa nằm sát tỉnh lộ 26, thuộc ấp Bình Ninh, xã Bình Hòa cũ nay là tỉnh lộ 88, ấp 5A, Thị Trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đình Bình Hòa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1812. Đình do bà con nhân dân dựng lên từ những vật liệu đơn sơ như cây, lá , tre, nứa để thờ thành hoàng làng. Đến năm 1852, Đình Bình Hòa Bến Tre được vua Tự Đức sắc phong. Đây là nghi lễ rất có ý nghĩa khi các thần linh thờ trong đình nhận được sự công nhận từ nhà vua. Từ đó, đình được bà con nhân dân biết đến nhiều hơn, họ về đây dâng lễ để cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Đến năm 1903, ban khánh tiết đã đứng ra để tổ chức, vận động người dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng lại Đình Bình Hòa Bến Tre với quy mô rộng lớn hơn. Quá trình thi công mất 10 năm, từ 1903 đến 1913 thì hoàn thành. Vật liệu chủ yếu được sử dụng là gỗ tứ thiết, kết cấu gắn bằng mộng và chốt khớp, hoàn toàn không dùng đinh. Đây là kiểu xây dựng đình chùa rất quen thuộc dưới thời nhà Nguyễn, dù thô sơ nhưng vẫn vô cùng chắc chắn. Ngày 25/12/1959 âm lịch, một trung đoàn công an Ngô Quyền do tên Lê Xuân Khánh chỉ huy từ Bến Tre xuống đây đóng quân. Chúng lấy đình Bình Hòa làm nơi giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng và đồng bào ta. Quân Ngụy đã sử dụng rất nhiều hình thức tra tấn dã man, tàn ác. Theo một số ghi chép, tổng số đồng bào bị chúng bắt đến đây và tra tấn, thiệt mạng lên hơn 400 người. Ngôi đình trăm năm tuổi đã chứng kiến máu của biết bao đồng bào đổ xuống, đồng thời là chứng nhân lịch sử cho tội ác của kẻ thù. Đến năm 2012, đình Bình Hòa được trùng tu bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre kết hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm. Quá trình tôn tạo di tích kéo dài trong 1 năm, vẫn giữ nguyên những nét đặc trưng của đình nhưng mở rộng quy mô và xây thêm những công trình phụ trợ để phục vụ khách đến tham quan và du lịch. Khi hoàn thiện, tổng diện tích đình Bình Hòa là 9.000m2 với các hạng mục chính bao gồm: nhà võ ca, thiêu hương, chính điện, tiền sảnh, hành lang, hậu đường, miếu Quan Thánh. Hiện nay, đình Bình Hòa vẫn đang lưu giữ hơn 100 tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo bao gồm các bức hoành phi, liễn đối, bao lam, phù điêu, hương án. Đình Bình Hòa đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá, Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia ngày 7/1/1993. Nguồn: Tổng hợp báo du lịch Bến Tre
Bến Tre 1970 lượt xem
Đình Tân Thạch ở Ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. Đình Tân Thạch được xây dựng vào năm 1841, lúc bấy giờ có tên gọi là đình Thạch Hồ. Đình được xây để thờ Thành Hoàng làng. Cấu trúc đình làng theo hình chữ Tam (三) với ba gian chính là Võ ca, Võ quy và Chánh điện liền kề nhau. Đình Tân Thạch có diện tích khuôn viên khoảng hơn 7.600m2. Trong đó, diện tích mặt bằng của đình là 1.250m2. Đình được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất truyền thống, mái đình lợp ngói âm dương, trang trí bằng những hình ảnh quen thuộc như lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng và bát tiên. Cổng tam quan của Đình Tân Thạch được xây dựng bằng gạch và xi măng, phần mái lợp ngói, trên mái là hình tượng hai con rồng bằng sứ trắng. Cổng thiết kế thành ba cửa với cửa chính ở giữa. Theo quan niệm dân gian thì cổng chính dành cho sư sãi và vua chúa, quan lại đến đình dâng hương. Còn cửa phụ dành cho khách thập phương, bên trái là nam, bên phải là nữ. Hai bên mái cổng đình trang trí bằng con lân làm từ gốm men màu xanh đang trong tư thế ngồi chầu. Bên cạnh là hai câu đối đắp nổi, thể hiện mong muốn quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Xung quanh tường rào bằng đá xanh, trang trí thêm chấn song hình con tiện. Trước sân Đình Tân Thạch còn có bức bình phong lớn hình Thần Nông từ vật liệu đá, cao khoảng 3m, chạm nổi hình rồng đang vươn mình bay lên. Bên dưới là con hổ ẩn hiện trong những dải hoa văn hình núi, mây, cây cối. Hai bên bình phong là hai câu đối bằng tiếng Hán ghi. “Hổ cư sơn lâm phù xã tắc”. “Long du nguyệt điện tráng sơn hà”. Bên trái bình phong là miếu thờ nhỏ của Sơn quân, thờ Thần Hổ linh thiêng. Bên phải là miếu thờ thần Thổ địa và thần Hà bá, theo quan niệm dân gian là thần cai quản đất đai và cai quản sông nước. Ngoài ra, trong miếu còn thờ 3 hòn đá theo tín ngưỡng thờ Neak Tà của người Khmer. Gian Võ ca: Đây là gian gồm ba căn hai chái, nơi tổ chức các hoạt động xây chầu đại bội vào những dịp lễ lớn như cúng Kỳ Yên. Gian Võ quy: Gian này gồm năm căn hai chái, xây theo lối kiến trúc nhà xuyên trính với các thanh xà ngang nối xuyên qua từng cột. Gian Võ quy đặt một bàn hương án thờ Phật, đồng thời cũng là nơi hành văn lễ tế thần. Gian Chính điện: Phía trước Chính điện đặt một bàn thờ, bên phải là hai bài vị ghi: “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thần” và “Thủy Đức nương nương”. Còn bên trái bàn thờ là hai bài vị “Chúa xứ Thánh Mẫu nương nương” và “Thái giám Bạch mã mộc trụ ngũ phương tôn thần”. Chính điện được xây theo kiểu nhà ba căn, hai chái thoáng mát, rộng rãi. Gian giữa thờ Quốc tổ Hùng Vương, kế đến là thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian bên đặt khánh thờ thần Thành hoàng với bức tượng sơn son thếp vàng, tả ban và hữu ban đều đặt bàn thờ tiền hiền, hậu hiền. Nhà tiền vãng: Nối liền với chính điện của Đình Tân Thạch là ngôi nhà trù (hay còn gọi là nhà bếp). Ngay bên cạnh nhà trù là nhà tiền vãng - Nơi thờ các vị tiền hiền khai khẩn đất đai, hậu hiền có công với dân với nước. Đình Tân Thạch còn lưu giữ những hiện vật có giá trị lâu đời như: 6 đạo sắc phong thần được triều đình nhà Nguyễn ban cho Đình Tân Thạch. Trong đó có 4 đạo sắc phong dưới thời Vua Thiệu Trị (1845), 2 đạo sắc phong dưới thời Vua Tự Đức (1850). 4 bộ lư mắt tre tinh xảo. 7 lư trầm bằng đồng thau với màu sắc đẹp mắt. 13 bức hoành phi khổng lồ được chạm nổi, sơn son thếp vàng rực rỡ. 13 bao lam thành vọng bằng gỗ quý, đặt trên cột chính ở gian Võ ca, Võ quy và Chính điện. Các hiện vật có niên đại khác nhau, đôi chỗ hư hại trong quá trình trùng tu. Tuy nhiên nhìn chung, tất cả đều được chạm trổ công phu, thể hiện tài hoa và bàn tay khéo léo của các thế hệ nghệ nhân thời bấy giờ. Các bức hoành phi, câu đối với nội dung ca ngợi công đức của Thành hoàng làng, thể hiện sự biết ơn và tấm lòng ngưỡng vọng của người dân đối với những công ơn của các vị thần. Ngày 28/12/2001, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công nhận Đình Tân Thạch là Di tích lịch sử văn hoá, Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Nguồn: Báo du lịch tỉnh Bến Tre
Bến Tre 1884 lượt xem
Đình Long Phụng ở Ấp Long Hòa 2, Xã Long Định, Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre. Đình Long Phụng là đình làng thứ 5 của tỉnh Bến Tre được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá, Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, vào ngày 20/6/2018. Ngôi đình này có lịch sử lâu đời, khắc họa rõ nét văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc của vùng đất Bình Đại xưa. Đình Long Phụng được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1833, đến cuối năm 1834 thì hoàn thành. Ban đầu, đình chỉ được dựng lên bằng cây lá đơn sơ bên bờ sông Bình Đại. Lúc này, đình không được nhiều người biết đến, chỉ có một vài hộ dân trong vùng lui tới thắp nhang cúng Thành Hoàng để cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Đến năm Thiệu Trị thứ 5, đình được sắc phong lần đầu tiên với 2 sắc Đại càn Quốc gia Nam Hải và Bổn cảnh Thành hoàng vào ngày 27/11/1845. Đến ngày 26/12/1845, đình được Vua Thiệu Trị sắc phong lần thứ hai cũng gồm 2 sắc như trên. Đợt thứ ba là vào ngày 8/11/1850, Đình Long Phụng nhận thêm 2 sắc phong dưới thời Vua Tự Đức năm thứ 3. Tổng cộng đình có tất cả 6 sắc phong. Theo quan niệm lúc bấy giờ, sắc phong chính là sự công nhận của Vua - Thiên Tử dành cho những đình làng đang thờ các vị thần linh thiêng. Đến cuối năm 1916 đình được xây mới chắc chắn với quy mô lớn hơn đình cũ, hầu hết kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Khuôn viên đình Long Phụng có tổng diện tích 2.580m2. Trong đó, diện tích xây dựng ngôi đình là khoảng 750m2. Đình được tạo nên từ những bức tường bằng gạch chắc chắn, mái lợp ngói âm dương, hệ thống cột, kèo, rui bằng gỗ giáng hương nên màu sắc trải qua hàng thế kỷ với rất đẹp, nền lát gạch tàu. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền cổ truyền với các gian võ ca, võ quy nối liền với chính điện. Ngoài ra, ở phía bên trái nối liền gian chính điện còn có khu vực nhà khách và nhà ở của tiên sư. Cấu tạo toàn bộ kiến trúc theo dạng hình chữ Đinh. Bước qua cổng đình, là bức bình phong lớn, giữa sân là bàn thờ Thần nông và hai ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Ông Hổ (Sơn quân) và miếu Ngũ Hành. Gian võ quy được xem là nơi quan trọng của đình. Tại đây trang trí bằng các đường nét hoa văn đặc trưng như: ba hương án, cặp quy – hạc, hoành phi, trong đó có 3 bức hoành phi dạng cuốn thư sơn son thếp vàng. Đặc biệt, những cây xà ngang tại gian võ ca đều được chạm khắc thành đầu rồng cực kỳ tinh xảo, phía trên đầu là các câu đối với hình tứ giác chạm lộng tứ linh uy nghi. Gian chính điện của Đình Long Phụng có diện tích rộng nhất. Điện thiết kế theo kiến trúc 3 gian kiểu tứ trụ với vách gạch, nền lát gạch hoa, mái lợp ngói âm dương. Phần mái đình được trang trí với nhiều đồ án sắc sảo, sống động như rồng vờn mây, lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng, rùa cõng châu ngọc. Bên cạnh kiến trúc độc đáo thì đình Long Phụng còn trưng bày và lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như long đình, khánh thờ, hương án, liễn áp cột, lỗ bộ, hoành phi. Trong đó, hiện vật có tính lịch sử và văn hóa nhất phải kể đến là khánh thờ thần. Khánh thờ của đình Long Phụng được chạm trổ ba lớp, bên ngoài chạm khắc nhiều hoa văn trong bộ tứ linh, tứ quý. Bên cạnh đó, đình cũng còn lưu giữ hai sắc phong do Vua Tự Đức ban tặng vào năm 1852: sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng và sắc Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị tôn thần. Vì một số phần kiến trúc của đình đã bị sạt lở nên đã được trùng tu, xây dựng lại. Tuy nhiên, nhìn chung thì đình vẫn giữ được vẻ đẹp đậm chất văn hóa truyền thống, từng đường nét đều khắc họa niềm tin tín ngưỡng lâu đời của mảnh đất Bình Đại nói riêng và Bến Tre nói chung. Nguồn: Du lịch Bến Tre
Bến Tre 1776 lượt xem
Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại ấp Tân Thới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Chùa Tuyên Linh được xây năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14. Lúc đầu, chùa có tên là Tiên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm - người bị cọp vồ nhưng rất linh thiêng. Chùa Tuyên Linh là nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc. Thời gian cụ Phó bảng ở đây lâu nhất là từ năm 1927 đến 1929. Trong thời gian lưu trú tại chùa, cụ Phó bảng đã mở lớp dạy học, xem mạch bốc thuốc cho nhân dân trong vùng và cùng Hòa thượng trụ trì bàn việc dân, việc nước. Những năm trước Đồng khởi, Bến Tre trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có chùa Tuyên Linh , vẫn là một trong những nơi có phong trào Cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất của tỉnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại chùa Tuyên Linh dưới sự giúp đỡ, che giấu của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo trong thời gian hoạt động Cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến, chùa Tuyên Linh là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng nên đã hai lần bị giặc dùng máy bay ném bom, phá hủy và đốt chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần và được xây mới vào năm 1999 trên nền cũ rất khang trang. Tuy nhiên, những hiện vật gắn với quá khứ của chùa không còn nhiều. Năm 1941 Chùa được tu sửa lần đầu, đến năm 1983 Chùa tiếp tục được tu sửa và mở rộng. Năm 1999 Chùa được đại trùng tu trên nền ngôi chùa cũ. Chùa có pho tượng hộ pháp cao 0,7m bằng đồng cổ. Vườn chùa có dựng bảo tháp ghi tên ba vị Tổ: Hòa thượng Khánh Phong (1823-1905), Thiền sư Minh Bảo (1846-1919) và Pháp sư Khánh Hòa (1877-1948). Năm 2003, chùa tiếp nhận đại hồng chung cao 1,7m, nặng trên 330kg. Ngày 20/7/1994, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công nhận chùa Tuyên Linh là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia. Nguồn: Tổng hợp báo tỉnh Bến Tre
Bến Tre 1753 lượt xem