Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc với khởi nguồn là am Tri Kiến, chùa Kính Thiên, dân gian thường gọi là chùa Trạm hay chùa Quan, thuộc phường Thuận Trạch (nay là xã Mỹ Thủy), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trải qua hơn 700 năm lịch sử, chùa Hoằng Phúc vẫn tồn tại và phát triển với nhiều lần trùng tu, phục dựng. Năm 1609, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng lại chùa trên nền cũ và đặt tên là Kính Thiên Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa, cho tu sửa lại, ngự để hai bức hoành biểu “Kính Thiên tự“, “Vô song phúc địa”, và ngự chế 5 đôi liễn treo ở chùa. Năm 1821, vua Minh Mạng ghé thăm chùa, cho đổi tên chùa thành “Hoằng Phúc tự”. Năm 1823, 1826 vua ban 250 lạng bạc cho tu sửa lại chùa. Năm 1842, vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần, đến thăm chùa Hoằng Phúc, cấp 300 lạng bạc để trùng tu chùa. Chùa Hoằng Phúc không những là nơi thờ tự Đức Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương qua các thời kỳ. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, với vị trí nằm ở vùng bán sơn địa, xung quanh cây cối um tùm và giáp với Mỹ Thổ – Trung Lực, nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở phía Nam tỉnh Quảng Bình (1931). Chùa Hoằng Phúc đã trở thành cơ sở cách mạng, nuôi giấu, che chở cho cán bộ về đây hoạt động. Đặc biệt năm 1943, đồng chí Bùi Trung Lập cán bộ của Xứ uỷ Trung Kỳ cũng đã đến đây để gặp gỡ cán bộ cách mạng, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, tinh thần đấu tranh đến quần chúng nhân dân. Đầu thàng 5 năm 1945, theo chỉ thị của cấp trên, Ban vận động khởi nghĩa các làng được thành lập, chùa Hoằng Phúc được chọn là nơi hội họp để triển khai các chỉ thị khởi nghĩa của cấp trên và chuẩn bị lực lượng, vũ khí tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ngày 23/8/1945. Trong những năm tháng đấu tranh ác liệt đó, chùa Hoằng Phúc là nơi cất giấu vũ khí, nơi kết nạp, huấn luyện dân quân tự vệ, nơi các cán bộ quân sự cấp trên về hội họp và cùng tổ chức những trận tập kích ở địa phương, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quảng Bình. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ Thuỷ là một trong những xã tiếp giáp trực tiếp với tiền tuyến lớn miền Nam. Nơi đây là hậu cứ của chiến trường B, nơi tập kết hàng hoá, vũ khí, điểm dừng chân trước khi vào chiến trường miền Nam. Các phật tử trong chùa Hoằng Phúc đã cùng nhân dân địa phương tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại địa phương. Năm 1967, chùa Hoằng Phúc đã bị bom đạn đánh sập sau những đợt không kích của giặc Mỹ Trước đây, hệ thống tượng thờ tại chùa Hoằng Phúc có số lượng khá lớn, được thiết kế trên 7 cấp thờ. Tuy nhiên, hiện nay chùa chỉ còn lại 7 pho tượng các loại với chất liệu, kĩ thuật chế tác, kiểu dáng và mỹ thuật trang trí khác nhau. Trong đó, có 5 pho tượng bằng đồng và 2 pho tượng bằng gỗ. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ đại hồng chung đúc năm Minh Mạng thứ 20 (1839) để tên Hoằng Phúc linh chung. Tháng 11 năm 2014, công trình phục dựng lại chùa Hoằng Phúc được triển khai thực hiện theo lối chùa cổ thời nhà Trần gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật, Tam bảo, nhà thờ Tổ, tả hữu hành lang, am hóa vàng và các công trình phụ trợ khác. Với những giá trị lịch sử của chùa, ngày 09/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng chùa Hoằng Phúc là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Du lịch Quảng Bình

Quảng Bình 1402 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 1833

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 1577

Di tích cấp quốc gia

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 1529

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 1512

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 1470

Di tích cấp quốc gia

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 1463

Di tích cấp quốc gia

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 1462

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 1403

Di tích cấp quốc gia

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 1370

Di tích cấp quốc gia

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 1320

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật